Quy trình SEO – Audit website và đề xuất hướng khắc phục

Tóm tắt ý chính

  • Còn nếu website của bạn đã hoàn thiện một thời gian thì bạn sẽ cần thực hiện audit đấy.
  • Technical SEO là quá trình đảm bảo website đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các công cụ tìm kiếm với mục tiêu cải thiện thứ hạng tự nhiên.
  • Technical SEO không chỉ là crawl và index, mà trong suốt quá trình, bạn sẽ cần tìm ra giải pháp cho các vấn đề mà website đang gặp phải.
  • Phiên bản mobile của website có load nhanh hay không, có AMP hay không.
  • Audit Content cũng tương tự như Audit Technical, nó là một quá trình phân tích nội dung của một website có vấn đề gì không để kịp thời khắc phục.

Nếu website bạn là website mới thì chỉ cần thực hiện Audit Technical và chuyển sang bước nghiên cứu từ khóa nhé. Còn nếu website của bạn đã hoàn thiện một thời gian thì bạn sẽ cần thực hiện audit đấy.

Bước này là quan trọng trong quy trình SEO cơ bản giúp xác định “sức khỏe” của website. Đồng thời cũng là việc giúp bạn trả lời các câu hỏi:

  • Điều gì đang kìm hãm website của bạn?
  • Liệu website có gặp lỗi gì không?

Nó sẽ giúp bạn kiểm soát tốt dự án và biết được cần phải làm gì để dự án đạt được mục tiêu như mong đợi. Vì vậy, không cần thêm gì nữa, chúng ta hãy bắt đầu ngay bước này.

quy-trinh-seo-buoc-2-audit-website-va-de-xuat-huong-khac-phuc

Thứ tự Audit Website bạn cần nắm rõ:

  • Audit technical.
  • Audit content.
  • Audit onsite.
  • Audit entity.
  • Audit offsite.
  • Liệt kê phương hướng điều chỉnh.

Cùng bắt đầu nào!

1. Audit Technical

Technical SEO là quá trình đảm bảo website đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các công cụ tìm kiếm với mục tiêu cải thiện thứ hạng tự nhiên. Các yếu tố quan trọng của Technical SEO bao gồm crawl, index, render và cấu trúc website. Technical SEO không chỉ là crawl và index, mà trong suốt quá trình, bạn sẽ cần tìm ra giải pháp cho các vấn đề mà website đang gặp phải:

  1. Crawl / nofollow tag đã ổn hay chưa?
  2. XML Sitemaps đã có chưa? Đã điền đủ và chuẩn không?
  3. File Robot.txt
  4. Schema Markup (website có khả năng chèn schema vào thẻ head hay không? Nếu không có thì bạn hãy chèn schema vào trình kích hoạt trong công cụ Google Tag Manager)
  5. Response code (các lỗi về 301, 301 redirect, 404, …)
  6. Meta Tags (có đầy đủ thẻ title trang chưa? Các thẻ này có trùng lặp không? Có vượt quá số lượng ký tự cho phép hay không?)
  7. Tốc độ tải trang nhanh hay chậm, được bao nhiêu điểm xét trên công cụ Google PageSpeed Insight
  8. Phiên bản mobile của website có load nhanh hay không, có AMP hay không?
  9. Phân tích phiên bản quốc tế (nếu website đa ngôn ngữ)
  10. HTTPS đã được dịch chuyển chuẩn hay chưa hay bản HTTPs bị chặn?

2. Audit Content

Audit Content cũng tương tự như Audit Technical, nó là một quá trình phân tích nội dung của một website có vấn đề gì không để kịp thời khắc phục. Việc Audit Content giúp thay đổi toàn diện chất lượng content của website, cung cấp thêm giá trị cho độc giả, đồng thời tăng chất lượng website, cải thiện thứ hạng Google. Khi Audit Content cần xác định những vấn đề:

  • Website đã có đầy đủ các trang thông tin (giới thiệu, sản phẩm, chính sách bảo mật,… hay chưa).
  • Nội dung trên các trang có thu hút hay không? Có thỏa mãn được người dùng khi tìm kiếm từ khóa hay không? (cần xét trên các chỉ số đo lường trên công cụ Google Analytics như time on site, Bounce Rate).

Lọc và phân ra 3 loại content cần khắc phục:

  • Thin Content – nội dung mỏng, ngắn
  • Duplicate Content – content bị trùng lặp/ copy từ site khác
  • Content under-performance – nội dung tốt nhưng không tăng trưởng lên top

3. Audit Onsite

Tiêu chuẩn Audit Onsite của một quy trình SEO chuẩn:

  • Các lỗi về Canonical (liên quan đến phiên bản www., không có www, HTTPS và HTTP chưa được 301 redirect.
  • Các lỗi về Keyword Cannibalization (có 2 hoặc nhiều trang cùng tối ưu trên 1 từ khóa gây ra tình trạng website bị kìm hãm).
  • Cấu trúc website có tối ưu khớp với thị trường hay chưa?
  • Cấu trúc URL có thân thiện với SEO không.
  • Internal Link (các trang SEO chính có được Internal Link từ những trang khác hay chưa? Menu có nhiều Internal Link hay không).

4. Audit Entity

Entity (thực thể) là một khái niệm trừu tượng. Entity có thể là bất cứ thứ gì: địa điểm, con người, khái niệm, đồ vật, đoạn văn,… là những thực thể có mối liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa, từ đó giúp máy hiểu được nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Audit Entity có nghĩa là bạn phải rà soát các vấn đề dưới đây để đơn giản hóa thông tin giúp Google dễ dàng hiểu được website bạn, mục tiêu cuối cùng là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp độc nhất, uy tín trong mắt Google. Để Audit Entity hiệu quả bạn cần thực hiện kiểm tra:

  • Các thông tin đăng ký trên social và website (gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại) đã đồng nhất hay chưa?
  • Các tài khoản mạng xã hội và website của doanh nghiệp lẫn chủ doanh nghiệp đã được liên kết với nhau hay chưa?

5. Audit Offpage

Như bạn đã biết, Google sẽ đánh giá website dựa vào: content, backLink, RankBrain. Backlink là yếu tố quan trọng nhất, nhất là số lượng và chất lượng của các backlink trên internet trỏ về các trang web. Khi Google nhìn vào trang của bạn, nó sẽ đặt ra những câu hỏi:

  • Link này đến từ đâu?
  • Link này có đến từ một trang web chất lượng?
  • Link mới như thế nào?…

Vậy nên, khi xây dựng links nội bộ cho trang web của bạn, hãy tập trung vào những liên kết liên quan, có thẩm quyền, được tối ưu liên kết SEO. Tương tự vậy, khi bạn Audit Offpage, bạn cần xác định và giải quyết các vấn đề về profile backlink có chất lượng hay không bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Website/bài viết có backlink liên quan đến lĩnh vực không?
  • Có backlink từ các trang web uy tín được Google tin tưởng không?
  • Backlink có đa dạng từ nhiều site khác nhau hay không hay chỉ từ một vài trang?
  • Website trỏ link có được traffic tốt không? Có bị công cụ tìm kiếm Google phạt (trước đó) không?

Ngoài ra luôn xét tới vấn đề tối ưu hóa quá liều Anchor Text và cần tránh các hiện tượng Footprint dễ bị Google nghi ngờ.

6. Đề xuất hướng khắc phục

Lập kế hoạch và đề xuất hướng khắc phục cho các lỗi vừa tìm được ở trên kèm theo checklist tiêu chuẩn để xử lý. Tóm lại, audit website đóng vai trò cực quan trọng, và còn quan trọng hơn nữa khi bạn SEO cho website E-Commerce.

Dark mode