Bệnh cao huyết áp: triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị

Tóm tắt ý chính

  • Ban đầu rất ít người bị cao huyết áp có các triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
  • Khoảng 90 – 95% các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
  • Cao huyết áp là bệnh lí nguy hiểm khó nhận biết qua các triệu chứng, thế nhưng chúng ta có thể phòng tránh qua sự kết hợp giữa nhiều chế độ .
  • Thực tế đã chứng minh, người bệnh tăng huyết áp vẫn giữ được sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ cũng như chất lượng sống khi họ chú trọng đến chế độ dinh dưỡng khoa học và tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ “Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể phòng tránh và giảm thiểu bệnh lý cao huyết áp.
  • Luyện tập, rèn luyện thể lực qua các hoạt động thể dục thể thao là một phần không thể thiếu trong quá trình thay đổi cuộc sống, điều trị bệnh tăng huyết áp.

Cao huyết áp (Tăng huyết áp) là bệnh lý tim mạnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu thế giới. Căn bệnh nguy hiểm như kẻ giết người thầm lặng của thế kỉ 20 do khởi đầu không có triệu chứng nhưng để lại di chứng nặng nề. Căn bệnh đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải. So sánh tử vong bệnh lý ung thư thì cao huyết áp không kém chút nào.

1. Triệu chứng:

Thực tế các dấu hiệu và triệu chứng cao huyết áp thường không rõ ràng . Ban đầu rất ít người bị cao huyết áp có các triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Nhiều người khi đi khám mọt bệnh khác hay khám bệnh định kì mới phát hiện mắc phải bệnh cao huyết áp.

Một số trường hợp ban cầu có thế thoáng qua như nhức đầu , ù tai, chóng mặt, mất ngủ nhẹ. Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp nặng có thể bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Thở nông, thở gấp.
  • Chảy máu mũi.
  • Đau nhói vùng tim, đánh trống ngực.
  • Suy giảm thị lực.
  • Mặt đỏ bừng, da xanh tái , nôn ói.

2. Nguyên nhân:

Khoảng 90 – 95% các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp:

  • Thừa cân và béo phì: người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn.
  • Ăn nhiều muối.
  • Hút thuốc lá: gây co mạch và tăng xơ vữa động mạch.
  • Uống rượu nặng và thường xuyên.
  • Thiếu vận động: cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân, tăng huyết áp.
  • Stress: các căng thẳng trong cuộc sống cũng làm ảnh hưởng tới huyết áp

3. Cách phòng tránh và điều trị :

benh-cao-huyet-ap

Bệnh cao huyết áp thật sự rất nguy hiểm

Làm cách nào để phòng tránh cao huyết áp ? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

Cao huyết áp là bệnh lí nguy hiểm khó nhận biết qua các triệu chứng, thế nhưng chúng ta có thể phòng tránh qua sự kết hợp giữa nhiều chế độ : Tập luyện, ăn uống, thư giãn, sử dụng thuốc,…. BS Phạm Mạnh Hoàn cho rằng: “Chúng ta hoàn toàn có thể chung sống ‘hòa bình’ với căn bệnh này và kiểm soát huyết áp tốt nếu có một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh.

Thực tế đã chứng minh, người bệnh tăng huyết áp vẫn giữ được sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ cũng như chất lượng sống khi họ chú trọng đến chế độ dinh dưỡng khoa học và tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ “Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể phòng tránh và giảm thiểu bệnh lý cao huyết áp:

Luyện tập, rèn luyện thể lực:

Luyện tập, rèn luyện thể lực qua các hoạt động thể dục thể thao là một phần không thể thiếu trong quá trình thay đổi cuộc sống, điều trị bệnh tăng huyết áp. Để phòng ngừa tăng huyết áp chúng ta nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần.

Các bài tập có thể đa dạng từ đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, tập aerobic hoặc bơi lội..v.v..tùy vào sở thích và khả năng tập luyện của mỗi người. Việc luyện tập còn giúp bạn tránh xa stress – một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.

Thường xuyên tập luyện thể dục là “liều thuốc” giúp bạn phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả.

Sinh hoạt lành mạnh

Bỏ hút thuốc lá: Các nghiên cứu chỉ rõ việc hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ tim mạch gấp nhiều lần ở người cao huyết áp. Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Hạn chế uống rượu quá mức: Việc uống nhiều rượu sẽ dẫn tới nguy cơ béo phì, tăng huyết áp khó kiểm soát và gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

Hạn chế stress, căng thẳng quá mức: Stress thường dẫn đến những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn bừa bãi, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…gây ảnh hưởng tới các chỉ số huyết áp. Cách tốt nhất là bạn không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày.

4. Bệnh cao huyết áp nên ăn uống thế nào?

Cụ thể trong thực đơn hằng ngày cần lưu ý đảm bảo:

  • Chất đạm: từ 0,8 g đến 1g protein cho một kg cân nặng.
  • Chất béo từ 25g đến 30g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng mè, ô liu,hướng dương.
  • Chất bột đường từ 300 đến 320 g.
  • Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6g.
  • Chất xơ có nhiều ở rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).
  • Chế độ ăn có cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.
  • Cần bổ sung những thực phẩm giàu magiê, kali, và canxi, ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh.

Một số loại thực phẩm tốt nên được ưu tiên trong chế độ của người bệnh cao huyết áp:

Rau xanh và trái cây: Đó là những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể bạn đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, vì vậy giúp trung hòa natri trong cơ thể. Điều này cho phép cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, vì vậy mà huyết áp sẽ hạ.

Các loại rau màu xanh như rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali.

Những loại trái cây mà bạn nên tích cực bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày là: Cam, quýt, bưởi, táo, bơ, dâu, thanh long, chuối, dưa hấu, thơm…Đây đều là những loại chứa vitamin E, C hoặc kali giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả.

Ngũ cốc thô: Bệnh nhân tăng huyết áp (cao huyết áp) nên tăng cường sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh), hạt kê, hạt diêm mạch (quinoa)… Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều Kali giúp giảm huyết áp hiệu quả, bảo vệ tốt mạch máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch.

Lưu ý, nên ăn quả chín dạng miếng/múi, hạn chế ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ. Ngoài tác dụng chống táo bón, chất xơ từ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen… còn có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa.

Cá: Để bổ sung đạm, tốt nhất bạn nên dùng cá thay thịt, đặc biệt là 2 – 3 lần ăn cá biển mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu. Sử dụng cá thu, cá hồi trong các bữa ăn vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3 giúp hạ huyết áp, giảm viêm. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng tốt với bệnh tăng huyết áp.

Sử dụng chất béo không bão hòa: Để tiết giảm cholesterol, bạn nên dùng chất béo không bão hòa từ dầu ôliu, dầu bắp, hướng dương, đậu nành… Ngoài ra, hãy thay các món chiên, xào bằng thức ăn nướng hoặc hấp để tốt cho sức khỏe nhé

5. Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?

Nếu bạn đang mắc cao huyết áp, cần chú ý và hạn chế tối đa các thực phẩm sau:

Muối: Hãy cảnh giác với thức ăn quá mặn và chứa hàm lượng muối cao.Việc giảm bớt thức ăn mặn có thể giúp giảm huyết áp. Qua đó, bạn không nên ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như trứng vịt muối, thịt chà bông… Natri khiến các mạch máu hẹp hơn ,cảm trở lưu thông máu.

Các thực phẩm chứa nhiều natri cần giảm: nước mắm, nước tương, đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, cá khô, tôm khô, dưa cà, cá mắm, tương ớt, sốt gia vị…

Chất béo bão hòa: Bạn cần tránh ăn thức ăn xào, chiên, lòng đỏ trứng gà, da hoặc nội tặng động vật, nước xương hầm…

Chất bột đường (glucid): Để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, bạn cần ăn vừa đủ lượng, cơm, bún, phở, đồng thời tránh các thực phẩm, trái cây nhiều ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, nhãn, mít, vải, tươi…

Thịt đỏ: Đạm từ thịt bò, cừu, dê, chó sẽ làm tăng cholesterol dẫn đến tăng huyết áp nên bạn cần tránh sử dụng.

Thức ăn chế biến sẵn: Hãy hạn chế thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích vì đây đều là những thực phẩm chứa tỉ lệ muối và chất bảo quản cao.

Các chất kích thích: Nói không với các chất khích thích như: Cà phê, bia rượu, gia vị cay nóng sẽ làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim, từ đó tăng huyết áp.

6. Lưu ý trong quá trình điều trị cao huyết áp

Giữ ấm cơ thể: Thời tiết thay đổi gây bất lợi đối với người cao huyết áp. Cần giữ ấm cơ thể tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể không thích ứng kịp có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Chế độ ăn cho người cao huyết áp: điều chỉnh chế độ ăn phù hợp vì bệnh nhân cao huyết áp phải ăn những thực phẩm theo chỉ định , tránh và hạn chế nhiều thực phẩm có hại trong quá trình điều trị bệnh.

Thận trọng khi dùng thuốc: Nhiều người bệnh dùng bệnh bị tác dụng phụ cần báo với bác sĩ kê đơn để theo dõi. Cần uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ không uống tùy tiện.

Vận động: cần luyện tập duy trì đều đăn các môn thẻ dục, thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân để duy trì huyết áp ổn định như: chạy bộ, bơi lội, cầu lông,….

Sử dụng máy đo huyết áp cá nhân: Người bệnh cao huyết áp cần đo huyết áp mỗi ngày để biết được tình trạng sức khỏe để theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Vấn đề sinh hoạt tình dục đối với người cao huyết áp: cao huyết áp tác động đến chất lượng quan hệ tình dục. Khi quan hệ tình dục huyết áp của bệnh nhân tăng lên không ổn định. Cần tập luyện thể dục thường xuyên để huyết áp được ổn định.

7. Rutin chiết xuất từ hoa hòe hỗ trợ phòng tránh và điều trị cao huyết áp

Điều trị cao huyết áp bằng thảo dược Đông y mang lại hiệu quả cao, an toàn, đặc biệt là không gây nhờn thuốc sau khi sử dụng một thời gian dài. Rutin – Chiết xuất từ hoa hòe là một trong số những loại dược liệu được tin dùng nhiều nhất giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não.

rutin-chiet-xuat-tu-hoa-hoe-rutin-luscious-extract

Rutin chiết xuất từ hoa hòe

Trong hoa hòe chứa rutin, còn có quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose. Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Đặc biệt rutin giúp ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não.

8. Mua Rutin chiết xuất từ hoa hòe ở đâu

Chiết xuất Rutin từ cây hoa hòe là thành tựu nổi bật không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới. Tuy vậy, không phải tất cả các cơ sở chiết xuất rutin đều đạt chất lượng. Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế cam kết mang đến loại Rutin với chất lượng đạt yêu cầu, đảm bảo thành phần theo quy định.


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.

Dark mode