Tại sao nước Mỹ không dùng hệ thống đo lường hệ mét ?

Tóm tắt ý chính

  • Người ta thường hay trêu chọc nước Mỹ là đến giờ họ vẫn chưa tham gia vào hệ thống đo lường hệ mét như đa số các quốc gia khác.
  • Lập quốc với chiến thắng vang dội trước người Anh, nước Mỹ nhận ra rằng họ cần phải giải quyết ngay một vấn đề là bang nào cũng có hệ đo lường riêng của mình.
  • Vào cuối thế kỷ 18, những khối trụ nhỏ (gọi là “grave”, sau này được đổi tên thành kilogram) được làm để thể hiện gần sát nhất khối lượng cả một decimet khối của nước ở 4 độ C.
  • Bộ trưởng ngoại giao của Mỹ lúc đó là Thomas Jefferson viết một lá thư cho nước Pháp hỏi về việc áp dụng hệ thống mới, và nước Pháp trả lời bằng cách gửi Joseph Dombey, một nhà khoa học, một quả cân đồng nặng 1 kg trên chuyến hành trình đến Hoa Kỳ.
  • Nước Mỹ vẫn tiếp tục phát triển các đơn vị riêng của mình, gọi là đơn vị thông thường, được sử dụng cho đến khi Mỹ và Anh ngồi lại với nhau để sắp xếp lại các định nghĩa về đơn vị vào năm 1959, tạo ra hệ thống đo lường thường được sử dụng ngày nay cùng với các hệ thống khác.

Nguyên nhân lịch sử khiến Mỹ không dùng hệ mét ?

Người ta thường hay trêu chọc nước Mỹ là đến giờ họ vẫn chưa tham gia vào hệ thống đo lường hệ mét như đa số các quốc gia khác. Người Mỹ có thể dùng mọi thứ để đo mọi thứ nhưng tham gia vào hệ mét thì không. Lý do là do những tên cướp biển.

Lập quốc với chiến thắng vang dội trước người Anh, nước Mỹ nhận ra rằng họ cần phải giải quyết ngay một vấn đề là bang nào cũng có hệ đo lường riêng của mình

Điều đó dẫn tới việc rất khó để giao thương buôn bán khi mà không ai thống nhất được với nhau một thứ nặng bao nhiêu. Do đó, chính phủ bắt đầu nghiên cứu tìm kiếm một hệ thống thống nhất.

Lúc này, châu Âu đang đi tiên phong với nhiều giải pháp khác nhau nhưng người Pháp có một lựa chọn thú vị và hay ho mà như chúng ta đang dùng ngày nay: hệ mét.

Có lẽ phần quan trọng nhất để thống nhất thế giới với một đơn vị là tạo ra khối lượng kilogram hoàn hảo. Đây là một nhiệm vụ phức tạp.

Vào cuối thế kỷ 18, những khối trụ nhỏ (gọi là “grave”, sau này được đổi tên thành kilogram) được làm để thể hiện gần sát nhất khối lượng cả một decimet khối của nước ở 4 độ C. Nếu nước Mỹ muốn tham gia hệ mét, họ cần phải sở hữu một cái grave.

he-thong-do-luong-he-met

Thước dây đo lường hệ mét

Bộ trưởng ngoại giao của Mỹ lúc đó là Thomas Jefferson viết một lá thư cho nước Pháp hỏi về việc áp dụng hệ thống mới, và nước Pháp trả lời bằng cách gửi Joseph Dombey, một nhà khoa học, một quả cân đồng nặng 1 kg trên chuyến hành trình đến Hoa Kỳ.

Thật không may, Dombey và thủy thủ đoàn không bao giờ vượt qua Đại Tây Dương.

Tàu gặp phải một cơn bão lớn và bị chệch hướng rất xa. Khi cơn bão qua đi, Dombey nhận thấy rằng tàu đang ở biển Caribe, một nơi mà thủy thủy không muốn ghé nếu ở thế kỷ 18.

Con tàu bị giữ lại bởi cướp biển do chính phủ Anh hỗ trợ để tấn công các tàu chở hàng. Toàn bộ thủy thủ đoàn bị giam giữ ở Montserrat. Tiền chuộc không bao giờ tới và Dombey cùng anh em thủy thủ qua đời trong cảnh giam cầm.

Buồn cười thay là bọn cướp biển không hứng thú gì với việc một kilogram nặng bao nhiêu và không quan tâm đến cái grave. Sau này, toàn bộ đồ trên tàu được đem bán đấu giá và cái grave đó thuộc về Andrew Ellicott.

Gia đình ông giữ nó cho đến 1952 khi nó được đưa lại cho Viện quốc gia về Tiêu chuẩn và Công nghệ.

Nước Mỹ vẫn tiếp tục phát triển các đơn vị riêng của mình, gọi là đơn vị thông thường, được sử dụng cho đến khi Mỹ và Anh ngồi lại với nhau để sắp xếp lại các định nghĩa về đơn vị vào năm 1959, tạo ra hệ thống đo lường thường được sử dụng ngày nay cùng với các hệ thống khác.

Ngoài chuyện do cướp biển ra thì còn có nhiều lý do khác giải thích tại sao nước Mỹ không sử dụng hệ mét. Nhưng do chi phí, thời gian và ý kiến của người dân đã ngăn trở điều này trở thành hiện thực. Tuy nhiên, lý do ban đầu chắc chắn là do cướp biển.

Nguồn: Hương Đồng Gió Nội dịch từ ILFScience đăng trên trang tinhte.vn

Dark mode