Tại sao nước Anh rời EU?

Tóm tắt ý chính

  • Trong một vài thập kỷ qua, một loạt các hiệp ước của EU đã chuyển nhượng phần lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU tại Brussels, Bỉ.
  • Các quy định EU ban hành ngày càng chặt chẽ và có phần bất khả thi, gây phản cảm khiến nền kinh tế Anh bị tổn thất lên tới con số 600 triệu Bảng Anh mỗi tuần.
  • Nền kinh tế và đời sống của người dân Anh cũng bị ảnh hưởng nhưng không nặng nề như các nước trong khối EU.
  • Điều này khiến cho nước Anh khó kiểm soát được lượng người nhập cư, đặc biệt khi Anh không phải chịu quá nhiều tác động tiêu cực bởi đồng Euro trong cuộc khủng hoảng kinh tế.
  • Phần lớn số tiền này sẽ được chi tiêu cho các dịch vụ của mỗi quốc gia nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn Anh có thể giữ lại tiền và tự  đưa ra cách sử dụng số tiền đó.

Ngày 13/11/2018 được coi là dấu mộc lịch sử quan trọng với Liên minh Châu Âu khi nước Anh chính thức rời EU sau 45 năm chung sống (1973-2018). Vậy tại sao Anh rời EU? Quyết định này của nước Anh đã mang lại những lại hậu quả gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tại sao nước Anh rời EU?

Có 5 lý do cơ bản khiến Anh rời EU:

1.1. Chủ quyền của Anh bị đe dọa bởi EU

Chủ quyền bị đe dọa bởi Liên minh châu Âu là lập luận phổ biến nhất được đưa ra bởi giới tri thức nước Anh. Trong một vài thập kỷ qua, một loạt các hiệp ước của EU đã chuyển nhượng phần lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU tại Brussels, Bỉ. Trong đó, các quy định về cạnh tranh, nông nghiệp, luật sáng chế và bản quyền mà EU đưa ra đã lấn át luật pháp của các nước thành viên.

2. Các quy định ngặt nghèo của EU

Các quy định EU ban hành ngày càng chặt chẽ và có phần bất khả thi, gây phản cảm khiến nền kinh tế Anh bị tổn thất lên tới con số 600 triệu Bảng Anh mỗi tuần. Có thể kể đến một số quy định “vô lý” như: hạn chế công suất máy hút bụi, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng, không được tái chế túi trà…

3. Đồng Euro là quyết định thảm hoạ

Khi quyết định sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung, các quốc gia thành viên trong khối sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả.

Điều này đã được chứng minh qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, các nước sử dụng đồng Euro bị ảnh hưởng rất lớn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Hy Lạp, khủng hoảng nợ công tác động lớn tới nền kinh tế cả EU.

tai-sao-nuoc-anh-roi-eu
tai-sao-nuoc-anh-roi-eu

Tại sao Anh rời EU?

Hơn 7 năm sau cuộc khủng hoảng, Tây Ban Nha và Hy Lạp vẫn chưa thể xử lý hết các khoản nợ công, tỷ lệ thất nghiệp vẫn trên mức 20%. Nền kinh tế và đời sống của người dân Anh cũng bị ảnh hưởng nhưng không nặng nề như các nước trong khối EU. Điều này có thể lý giải bởi nước Anh vẫn duy trì sử dụng đồng Bảng Anh thay vì đồng Euro.

4. Người nhập cư trái phép

Làn sóng người nhập cư vào sinh sống ở  EU tác động tiêu cực đến nước Anh. EU cho phép cư dân trong khối có thể tự do đi lại giữa các nước thuộc liên minh. Điều này khiến cho nước Anh khó kiểm soát được lượng người nhập cư, đặc biệt khi Anh không phải chịu quá nhiều tác động tiêu cực bởi đồng Euro trong cuộc khủng hoảng kinh tế.

nguoi-nhap-cu-trai-phep

Người nhập cư trái phép

Điều đó dẫn đến lượng lớn công nhân từ các nước như Italia, Ireland,…đổ về nước Anh tìm việc làm. Số lượng người nhập cư quá lớn khiến cho thu nhập và lượng việc làm của người dân địa phương giảm đáng kể, đồng thời gây ra gánh nặng lên các dịch vụ công ở nước này.

5. Khoản đóng góp hàng năm cho EU

Dù không thu thuế trực tiếp nhưng EU yêu cầu các nước thành viên phải đóng góp một khoản tiền cho ngân sách của Liên minh. Phần lớn số tiền này sẽ được chi tiêu cho các dịch vụ của mỗi quốc gia nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn Anh có thể giữ lại tiền và tự  đưa ra cách sử dụng số tiền đó.

Hiện tại, Anh đóng góp cho ngân sách của EU khoảng 13 tỷ bảng Anh hàng năm, tương đương  khoảng 300 USD/người/năm.

2. Hậu quả sau sự kiện Anh rời khỏi EU

Sau quyết định rời EU của Anh, những hệ quả hậu Brexit mang lại có thể kể đến như:

2.1. Sự chia rẽ tại Anh

Với 52% dân số tán thành quyết định và 48% phản đối, Brexit đã gây ra những cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ nước Anh. Sự chia rẽ xuất hiện ở tất cả các vùng miền, giai cấp và ngay cả trong Chính phủ cũng như Quốc hội Anh.

hau-qua-sau-khi-Anh-roi-EU

Hậu quả sau sự kiện Anh rời khỏi EU

Lý do có sự phản đối quá trình Brexit bởi vì tầng lớp trẻ muốn đẩy mạnh quá trình hội nhập, tăng cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm. Brexit còn khiến nước Anh trở nên lục đục khi Bắc Ailen và Scotland cũng nhân cơ hội này muốn trưng cầu ý dân về việc rời Liên hiệp Anh và Bắc Ailen.

2.2. EU liên tiếp gặp khủng hoảng

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vẫn còn chưa kết thúc, nhiều nước thành viên trong khối như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italia,… vẫn chìm trong các khoản nợ công thì EU đã phải tiếp tục đối mặt với làn sóng nhập cư từ Châu Phi và các cuộc khủng bố  do lực lượng Hồi giáo cực đoan IS gây ra (2015 – 2017).

Làn sóng khủng hoảng tiếp tục gia tăng khi  Anh quyết định rời Liên minh, và sự kiện Brexit của nước Anh đã làm gia tăng căng thẳng về kinh tế và chính trị giữa Anh và EU.

Nguồn: vpbanksme.vn

Dark mode