Tóm tắt ý chính
- Nga đánh Ukraine không chỉ khiến cuộc sống của 44 triệu người dân Ukraine bị đảo lộn, mà sẽ có những ảnh hưởng khôn lường tới cả khu vực châu Âu, thậm chí là thế giới.
- Chưa kể, trong bối cảnh hàng loạt quốc gia Liên Xô cũ đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) hoặc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), việc Ukraine muốn gia nhập NATO, rời xa khỏi sự ảnh hưởng của Nga là điều Moscow không thể chấp nhận được.
- Đối với châu Âu và Mỹ, Ukraine là phần không thể thiếu trong kế hoạch ngăn chặn ảnh hưởng của Moscow ở phần còn lại của châu Âu.
- Ở một khía cạnh khác, chiến dịch của Nga phần nào cũng là để “dằn mặt” một số quốc gia trong khối Liên Xô cũ, hiện đang là đồng minh của phương Tây như Estonia, Latvia và Lithuania.
- Tuy nhiên, ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận 2 khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine là các vùng độc lập và ra lệnh cho quân đội Nga triển khai chiến dịch “gìn giữ hòa bình” tại các khu vực này.
Nga đánh Ukraine không chỉ khiến cuộc sống của 44 triệu người dân Ukraine bị đảo lộn, mà sẽ có những ảnh hưởng khôn lường tới cả khu vực châu Âu, thậm chí là thế giới.
Các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại rằng trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu có thể bị lung lay, kinh tế thế giới vốn chưa kịp hồi phục thời hậu Covid-19 cũng sẽ đứng trước nhiều thách thức. Đặc biệt, giá dầu và khí đốt trên thế giới sẽ ngày một tăng.
1. Vì sao Ukraine lại quan trọng?
Cả Nga và phương Tây đều coi trọng vị trí địa chiến lược của Ukraine, và đều muốn tận dụng nước này để làm “đòn bẩy” đối trọng với bên còn lại.
Đối với Nga, Ukraine là một quốc gia láng giềng, chia sẻ những điểm đồng về văn hóa và lịch sử trải dài nhiều thế kỷ. Ukraine còn từng là một phần quan trọng của Liên bang Xô Viết. Năm 2014, khi chính quyền thân Nga của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị thay thế bởi một chính quyền mới được cho là thân phương Tây, Moscow đã “đứng ngồi không yên”.
Chưa kể, trong bối cảnh hàng loạt quốc gia Liên Xô cũ đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) hoặc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), việc Ukraine muốn gia nhập NATO, rời xa khỏi sự ảnh hưởng của Nga là điều Moscow không thể chấp nhận được.
Đằng sau việc Nga quyết định công nhận các khu vực ly khai của Ukraine
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008 ở Bucharest, Tổng thống Nga Putin từng nói với nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William J. Burns, nay là Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) rằng: “Không nhà lãnh đạo Nga nào có thể đứng yên khi đối mặt với việc Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO. Đó sẽ là một hành động thù địch đối với Nga”.
Đối với châu Âu và Mỹ, Ukraine là phần không thể thiếu trong kế hoạch ngăn chặn ảnh hưởng của Moscow ở phần còn lại của châu Âu. Dù Ukraine không phải là thành viên của EU hay NATO, nhưng Kiev lại nhận được sự hỗ trợ đáng kể về cả tài chính lẫn quân sự từ phương Tây.
Ở một khía cạnh khác, chiến dịch của Nga phần nào cũng là để “dằn mặt” một số quốc gia trong khối Liên Xô cũ, hiện đang là đồng minh của phương Tây như Estonia, Latvia và Lithuania.
Mặt khác, động thái của Nga có thể đe dọa tới sự thống trị của Mỹ trong quan hệ quốc tế. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự thế giới chịu ảnh hưởng lớn bởi Mỹ. Nhưng theo thời gian, đặc biệt là dưới sự trỗi dậy của Trung Quốc, ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế không còn được như trước.
2. Tại sao Nga đánh Ukraine?
Năm 2014, sau khi Ukraine có một chính quyền mới, người dân trên bán đảo Crimea đã quyết định sáp nhập với Nga sau cuộc trưng cầu dân ý. Trong khi đó, phương Tây lại cáo buộc Nga đã dùng “vũ lực” để “xâm lược” Crimea, vi phạm vào toàn vẹn chủ quyền của Ukraine.
Sau đó, hai tỉnh Donetsk và Lugansk, được gọi chung là vùng Donbass nằm ở miền Đông Ukraine, cũng xác định ly khai khỏi Ukraine, tạo thành một cuộc xung đột nóng.
Tại sao Nga đánh Ukraine?
Tháng 5/2014, hai tỉnh này đã tuyên bố độc lập với tên gọi Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, sau khi thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý.
Hiện hai vùng vẫn chưa được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận 2 khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine là các vùng độc lập và ra lệnh cho quân đội Nga triển khai chiến dịch “gìn giữ hòa bình” tại các khu vực này.
3. Vì sao Ukraine lại dễ tổn thương?
Mặc dù nhận được nhiều tài trợ từ phương Tây, nhưng Kiev không phải là một thành viên NATO. Do đó, nếu có xung đột xảy ra, Ukraine sẽ không nhận được hỗ trợ quân sự từ Mỹ và các đồng minh của nước này.
Bên cạnh đó, tương quan lực lượng quân đội của Ukraine cũng không thể so bì được với Nga, mặc cho đã nhận được hàng trăm triệu USD viện trợ của phương Tây trong những năm gần đây.
Tại sao Ukraine ghét Nga?
Thời gian qua, Ukraine đã rơi vào thế “gọng kìm” khi Nga điều động gần 200.000 quân ở xung quanh khu vực biên giới của nước này với Nga về phía Đông và Belarus về phía Bắc. Thậm chí, quân đội Nga cũng đóng quân tại Transnistria, một khu vực ly khai của Moldova do Nga hậu thuẫn ở phía Tây Ukraine.
Lực lượng này bao gồm máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công, bên cạnh lính dù tinh nhuệ và lính đặc nhiệm – các đơn vị thường đóng vai trò là mũi nhọn trong bất kỳ kế hoạch tấn công nào.
Một số chuyên gia quân sự cho biết, nếu Nga điều quân vào Ukraine từ nhiều hướng có thể khiến quân đội Ukraine bị kéo quá mỏng, khó có thể xây dựng một hệ thống phòng thủ hiệu quả.
4. Hậu quả về kinh tế?
Nguồn cung ngũ cốc chính của thế giới được chuyển qua Biển Đen, giáp biên giới Nga và Ukraine, hai trong số những nước sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới. Các cuộc xung đột quân sự có thể làm gián đoạn cả sản xuất và phân phối ngũ cốc, làm tăng chi phí lương thực cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Nga còn là nhà cung cấp khoảng 1/3 lượng khí đốt của châu Âu, phần lớn trong số đó hiện được vận chuyển qua Ukraine. Bất kỳ sự gián đoạn nào ở một trong hai đầu của chuỗi cung ứng đó sẽ buộc các nước châu Âu phải tìm kiếm nhiên liệu ở nơi khác, rất có thể sẽ làm tăng giá dầu thế giới.
Ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, Washington và các đồng minh sẽ đáp trả một cách thống nhất và quyết đoán đối với quyết định “tấn công vô cớ và phi lý của lực lượng quân sự Nga” nhằm vào Ukraine.
Ông Biden cho biết, các biện pháp trừng phạt kinh tế với Moscow bao gồm, ngăn chặn các tổ chức tài chính của Nga, trừng phạt công ty năng lượng Gazprom điều hành đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2.
Các quốc gia phương Tây, EU và NATO cũng đều đã lên tiếng phản đối động thái của Nga và sẵn sàng đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ.
Nguồn: từ dieutravien.vn