Sự nguy hiểm của Fintech Việt Nam

co-nen-mua-chung-khoan-tren-cac-app-fintech

Tóm tắt ý chính

  • Mặc dù có cơ chế vận hành tương tự như Fintech VN nhưng Fintech nước ngoài có hành lang pháp lý riêng cũng như đi kèm với những rủi ro riêng, nên trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ bàn về Fintech ở Việt Nam.
  • Hiện tại, đa phần các Fintech VN chưa (không) phải là thành viên đăng lý lưu ký chứng khoán tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) điều này có nghĩa là khi mua chứng khoán qua các app Fintech VN, tài sản của bạn sẽ không được đảm bảo.
  • Ví dụ nếu bạn mua CK ở một cty CK bất kì có đăng ký lưu ký tại VSD, ví dụ như cty TCBS đi hen, trong trường hợp TCBS phá sản thì số CK của bạn (tức là tài sản của bạn) vẫn còn nằm trên trung tâm lưu ký, lúc này bạn chỉ việc chuyển số CK đó qua cty CK khác (cũng là thành viên của VSD), chẳng hạn như là VCBS đi hen.
  • Tức là khi Fintech phá sản, họ bị buộc phải phát mãi tài sản, CK trên VSD lúc này là tài sản của Fintech và họ buộc phải bán CK đó để phát mãi tài sản lại cho nhà đầu tư.
  • Điều đó có nghĩa là bạn vẫn nhận lại được tiền thông qua việc Fintech bán CK, nhưng số tiền bạn nhận lại sẽ là theo giá thị trường lúc Fintech bán (vì họ bị buộc phải bán nên đâu có được lựa chọn thời điểm bán), nếu lời thì bạn hưởng chênh lệch, lỗ thì bạn chịu.

Fintech Việt Nam đang ngày càng bùng nổ, và có thể nói là đủ sức cạnh tranh với các Fintech nước ngoài. Tuy nhiên bên trong Fintech Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều góc khuất. Cùng tìm hiểu sự nguy hiểm của Fintech Việt Nam nhé.

Hổm rồi em có đọc được một đoạn tranh luận trên group Facebook về tài chính, chủ đề tranh luận xoay xung quanh việc có nên đầu tư bằng các App của các công ty Fintech tại Việt Nam hay không. Em thấy cũng khá thú vị nên xin phép tóm lược lại ý quan trọng nhất của cuộc tranh luận.

Em có một vài lưu ý nho nhỏ như sau:

1/ Chúng ta sẽ không bàn về lợi ích của các App Fintech, đa phần chúng ta đều hiểu rõ cách vận hành của các App đó cũng như ích lợi mà chúng mang lại. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ bàn về rủi ro.

2/ Chúng ta cũng không so sánh các Fintech của nước ngoài, cụ thể là ở những nước xịn sò như Mỹ, Úc, …. Mặc dù có cơ chế vận hành tương tự như Fintech VN nhưng Fintech nước ngoài có hành lang pháp lý riêng cũng như đi kèm với những rủi ro riêng, nên trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ bàn về Fintech ở Việt Nam.


Nếu Fintech Việt Nam phá sản thì tiền của mình sẽ như thế nào ?

Câu hỏi lớn nhất và quan trọng nhất mà mọi người hay thắc mắc trước khi sử dụng Fintech VN chính là “nếu họ phá sản thì tài sản của mình sẽ đi đâu?”

Có rất nhiều ý kiến đã được tranh luận, nhưng cá nhân em thấy ý kiến sau đây là chính xác nhất, ít nhất là ở khía cạnh pháp lý.

Hiện tại, đa phần các Fintech VN chưa (không) phải là thành viên đăng lý lưu ký chứng khoán tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) điều này có nghĩa là khi mua chứng khoán qua các app Fintech VN, tài sản của bạn sẽ không được đảm bảo.

Như vậy khi họ phá sản, mình có mất tài sản không? Chính xác là bạn sẽ không mất tiền, nhưng bạn sẽ mất tài sản tích lũy. Điều này có nghĩa là sao ???

Ví dụ nếu bạn mua CK ở một cty CK bất kì có đăng ký lưu ký tại VSD, ví dụ như cty TCBS đi hen, trong trường hợp TCBS phá sản thì số CK của bạn (tức là tài sản của bạn) vẫn còn nằm trên trung tâm lưu ký, lúc này bạn chỉ việc chuyển số CK đó qua cty CK khác (cũng là thành viên của VSD), chẳng hạn như là VCBS đi hen.

Lúc này có thể có một vài rắc rối xuất hiện như về phí chuyển nhượng, thời gian chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng, …. Nhưng tóm lại là tài sản của bạn vẫn còn nguyên, bạn chỉ việc dùng VCBS để tiếp tục giao dịch và đầu tư bình thường.

Nếu bạn mua thông qua Fintech VN, thì CK của bạn ko được lưu ký trên VSD (chính xác hơn là được lưu ký dưới tên của Fintech chứ ko phải tên của bạn). Trong trường hợp Fintech phá sản, CK của bạn sẽ trở thành tài sản trôi nổi (do không lưu ký nên đâu có ai quản lý và giữ CK cho bạn).

Tức là khi Fintech phá sản, họ bị buộc phải phát mãi tài sản, CK trên VSD lúc này là tài sản của Fintech và họ buộc phải bán CK đó để phát mãi tài sản lại cho nhà đầu tư.

Điều đó có nghĩa là bạn vẫn nhận lại được tiền thông qua việc Fintech bán CK, nhưng số tiền bạn nhận lại sẽ là theo giá thị trường lúc Fintech bán (vì họ bị buộc phải bán nên đâu có được lựa chọn thời điểm bán), nếu lời thì bạn hưởng chênh lệch, lỗ thì bạn chịu. Đó là lí do có điều khoản sau đây:

Như vậy thì sẽ ảnh hưởng gì tới nhà đầu tư ?

Em ví dụ nhé: giả sử như em có khả năng phân tích siêu quần, em phân tích và phán đoán chính xác được là cty A từ tháng 01 đến tháng 06 sẽ lỗ và cp bị mất giá, nhưng tới cuối năm thì do đặc thù ngành hàng của họ, họ chắc chắn sẽ lời và cp sẽ lên giá cao hơn => cho nên bắt đầu từ tháng 01, em mua cp của cty A và ôm đến cuối năm để bán, vì em chắc chắn là em sẽ lời.

Nhưng tới tháng 05, vì một lí do nào đó mà Fintech phá sản, đó là việc của Fintech, không phải việc của em, nhưng số cp của em bị buộc thanh lý theo giá thị trường, và thế là em lỗ sấp mặt. Tức là em bị lỗ ko phải bởi vì khả năng của em mà là do Fintech.

Đó là sự nguy hiểm của Fintech, những ai theo các trường phái mà thầy Hiếu đã dạy như là Dividend Investing, Growth Investing, Value Investing và thậm chí là cả Passive Investing cũng đều rất mạo hiểu khi sử dụng Fintech VN (tại thời điểm này). Tức là vừa phải canh thị trường, canh cty mà mình đầu tư vào và giờ phải canh thêm ông Fintech nữa.

Ngoài ra, có thêm một ví dụ nữa, hơi tiêu cực nhưng em thấy cũng có khả năng xảy ra, em xin copy lại nguyên văn:

“Giả sử tháng 1/2022, HPG có giá 50k/cp thì tôi nói với Fintech là tôi mua nó, số lượng là 2cp, vị chi là 100k. Theo như anh phân tích, dư địa thị phần ở VN là 5-7tr người, tôi lấy 5tr ng nhân cho 100k tức là 500 tỷ. Sau khi nhận được yêu cầu của tôi, Fintech ok và báo rằng đã mua xong, thông tin đã hiện trên app, còn tiền thì bị trừ. Nhưng thực tế thì tôi ko biết Fintech có thực sự đem tiền đó mua cp ko.

Đến tháng 8/2022, giá rớt xuống 25k/cp. Fintech cố tình bùa chú tình hình tài chính thành phá sản và tuyên bố bán các cp của tôi theo giá thị trường lúc đó. Fintech đưa lại 250 tỷ, còn 250 tỷ thì đút túi. Nhà đầu tư ý kiến thì lật điều khoản hợp đồng ra.”

Như vậy có thể thấy, đứng trên góc độ pháp luật, việc các Fintech chưa đăng ký với VSD mà đã mà vẫn kêu gọi nhà đầu tư tham gia mua cổ lẻ thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, tiềm ẩn rủi ro ” lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trước tình hình lừa đảo đầu tư mọc lên như nấm ở VN thì khía cạnh này (mặc dù tiêu cực) cũng là một khía cạnh đáng xem xét.

Tóm lại, sự phát triển của công nghệ là một điều rất hay. Các Fintech VN đang chứng minh được sự phát triển của nước nhà, đây là một tín hiệu đáng mừng cho quốc gia.

Tuy nhiên, có thể vì nhiều lí do, họ chưa hoàn thành theo đúng các thủ tục pháp lý cần thiết nên hoạt động của họ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, quý anh chị nên thật cân nhắc trước khi tham gia vào bất kì Fintech nào nhé.

Nguồn: Thiện đăng trên Cộng Đồng Đầu Tư.


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.

Dark mode