Enzyme thủy sản là gì? Tổng hợp các loại Enzyme chuyên dùng cho thủy sản

Tóm tắt ý chính

  • Các phân tử được enzyme tác động lên được gọi chất nền, và các enzyme biến đổi các chất nền thành các phân tử khác nhau được gọi là sản phẩm.
  • Enzyme giống như các chất xúc tác là nó không bị tiêu thụ trong các phản ứng hóa học và không làm thay đổi sự cân bằng hóa học.
  • Hoạt động của enzyme thủy sản có thể bị ảnh hưởng bởi các phân tử khác ví dụ như chất ức chế enzyme và chất hoạt hóa enzyme.
  • Enzyme thủy sản là những loại enzyme được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như enzyme cho tôm, enzyme cho cá.
  • Ngoài ra, còn có tình huống tên của enzyme không có hậu tố -ase nhưng vẫn mang ý nghĩa cho phản ứng mà nó xúc tác như pepsin (enzyme có ở dạ dày, có vai trò cắt protein thành những chuỗi polypeptide ngắn hơn), Theodor Schwann (người đầu tiên phát hiện enzyme này) đã đặt là “pepsin”.

Enzyme thủy sản trong nuôi trồng thủy sản có mục đích chính là cải thiện tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển ban đầu, vì khi ấu trùng thiếu một số enzymee quan trọng, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng.

Một số tôm/cá trưởng thành cũng thiếu một số enzymee nhất định. Đó là lý do tại sao các enzymee thủy sản trong thức ăn có thể có lợi cho tất cả các giai đoạn tăng trưởng.

Không những thế, enzymee thủy sản còn có khả năng rất mạnh trong việc xử lý môi trường ao nuôi hiệu quả. Cùng Thiên Tuế tìm hiểu Enzyme thủy sản là gì? Tổng hợp các loại Enzyme chuyên dùng cho thủy sản nhé (bảng tổng hợp ở cuối bài nhé).

1. Enzyme thủy sản là gì?

Enzyme thủy sản (hay men tiêu hoá thủy sản) là các protein có tác dụng làm chất xúc tác sinh học. Chất xúc tác thúc đẩy phản ứng hóa học. Các phân tử được enzyme tác động lên được gọi chất nền, và các enzyme biến đổi các chất nền thành các phân tử khác nhau được gọi là sản phẩm.

Hầu như tất cả các quá trình trao đổi chất trong các tế bào đều cần sự xúc tác (enzymee catalysis) để chúng xảy ra ở tốc độ cho phép sự sống tồn tại. Đường trao đổi chất phụ thuộc vào các enzymee để xúc tiến các các bước trao đổi

cau-truc-co-ban-cua-enzyme-thuy-san

Cấu trúc cơ bản của Enzyme thủy sản (Nguồn: Wikipedia)

Enzyme là chất xúc tác trong hơn 5.000 loại phản ứng hóa sinh. Các chất xúc tác sinh học khác được cấu thành từ phân tử RNA được gọi là ribozym. Sự chọn lọc của enzyme đến từ cấu trúc bậc 3 của nó.

Giống như tất cả các loại xúc tác khác, enzyme tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa. Một số enzyme có khả năng tăng tốc độ phản ứng nhanh hơn tới hàng triệu lần. Trên khía cạnh hóa chất:

  • Enzyme giống như các chất xúc tác là nó không bị tiêu thụ trong các phản ứng hóa học và không làm thay đổi sự cân bằng hóa học.
  • Enzyme khác các chất xúc tác là nó có độ chọn lọc cao.

Hoạt động của enzyme thủy sản có thể bị ảnh hưởng bởi các phân tử khác ví dụ như chất ức chế enzyme và chất hoạt hóa enzyme. Độ hiệu quả của enzyme thủy sản bị giảm đáng kể nếu như nhiệt độ và pH không ở mức tối ưu cho enzyme thủy sản.

qua-trinh-bien-tinh-boi-nhiet-cua-enzyme-thuy-san

Quá trình biến tính bởi nhiệt của Enzyme thủy sản (Nguồn: Wikipedia)

Khi ở nhiệt độ quá cao, nhiều enzyme thủy sản sẽ bị biến chất khiến chúng mất đi cấu trúc và tính chất xúc tác. Một số enzyme được thương mại hóa ví dụ như trong quá trình tạo ra chất kháng sinh. Một số sản phẩm gia đình có chứa enzyme để tăng tốc độ phản ứng hóa học.

Enzyme thủy sản là những loại enzyme được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như enzyme cho tôm, enzyme cho cá. Enzyme có thể được trộn vào thức ăn cho tôm cá hoặc dùng tạt xuống ao để xử lý môi trường.

2. Cách nhận biết và đọc tên enzyme thủy sản

Một enzyme thủy sản thông thường có danh pháp là “tên cơ chất xúc tác” gắn với hậu tố -ase (một số tài liệu tiếng Việt phiên âm thành -aza) như lactase (phân giải lactose), maltase (phân giải đường maltose)….

Ngoài ra, còn có tình huống tên của enzyme không có hậu tố -ase nhưng vẫn mang ý nghĩa cho phản ứng mà nó xúc tác như pepsin (enzyme có ở dạ dày, có vai trò cắt protein thành những chuỗi polypeptide ngắn hơn), Theodor Schwann (người đầu tiên phát hiện enzyme này) đã đặt là “pepsin” dựa vào gốc từ Hy Lạp πέψις pepsis nghĩa là “tiêu hóa” hay papain là một enzyme tìm thấy trong quả đu đủ (Vasconcellea pubescens, tiếng Anh: papaya) có hoạt tính protease…

3. Thành phần cấu tạo

Enzyme thủy sản có bản chất là protein nên cấu trúc không gian của enzyme thường có cấu trúc bậc ba, cấu trúc bậc bốn. Enzyme có hai dạng cơ bản:

  • Enzyme đơn thành phần chỉ được cấu tạo bởi protein.
  • Enzyme đa thành phần là phức hợp protein (protein complex) được cấu tạo bởi hai bộ phận là protein (gọi là apoenzyme) và thành phần phi protein (gọi là cofactor) như ion kim loại (Fe2+, Mg2+, I-), hợp chất hữu cơ (trong tình huống này gọi là coenzyme) như các vitamin (retinol, thiamin, pyridoxine, folate, ascorbic acid…), glutathione (GSH), ubiquinone (Coenzyme Q, CoQ), S-Adenosylmethionine (SAM)…

Do enzyme thủy sản được cấu tạo bởi protein nên khi gặp điều kiện môi trường nhiệt độ, pH… bất lợi hoặc phơi nhiễm với tác nhân gây biến tính (denaturant) hóa học như natri dodecyl sulfat (SDS), formaldehyde, picric acid… sẽ xảy ra hiện tượng biến tính (denaturation).

Các liên kết yếu trong phân tử như liên kết ion, tương tác Van der Waals, tương tác kị nước… đứt gãy do đó chuỗi polypeptide dãn ra về cấu trúc bậc một (hoặc bậc hai) làm mất cấu hình ban đầu của enzyme, do đó enzyme mất chức năng.

Trong một số ít trường hợp, khi điều kiện môi trường thuận lợi lại, chuỗi polypeptide có khả năng cuộn gập lại và trở về cấu trúc ban đầu nên có lại chức năng. Đây là hiện tượng hồi tính (renaturation).

4. Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của enzyme thủy sản bao gồm ba bước chính:

  • Cơ chất (Substrate) liên kết với enzyme (Enzyme) để hình thành phức hệ enzyme – cơ chất (E – S complex).
  • Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (Product), tạo thành phức hệ E-P.
  • Sản phẩm P được giải phóng enzyme E.

co-che-hoat-dong-enzyme-thuy-san

Cơ chế hoạt động của Enzyme (Nguồn: Wikipedia)

5. Nguồn gốc của enzyme thủy sản

Enzyme thủy sản được sản xuất bởi các sinh vật sống, từ động vật và thực vật bậc cao đến các dạng đơn bào đơn giản nhất. Trong khi ở động vật, quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện bởi hệ tiêu hóa của động vật và bởi các vi sinh vật sống trong đường ruột.

Vi khuẩn có trong đường ruột của tôm và cá là những nhà máy sản xuất rất nhiều enzyme thủy phân protein. Chúng cũng có thể sản xuất cellulase ở mức vừa phải. Những loại vi sinh vật thường tham gia vào quá trình sản xuất các enzym thủy sản là:

  • Vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus lentus, Bacillus amyloliquifaciens và Bacillus stearothermophils.
  • Nấm: Triochoderma longibrachiatum, Asperigillus oryzae, Asperigillus niger và nấm men

6. Lợi ích của Enzyme thủy sản

6.1. Hỗ trợ tiêu hóa

Trong nuôi trồng thủy sản, mục đích chính của enzyme thủy sản là cải thiện tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển ban đầu, vì khi ấu trùng thiếu một số enzyme thủy sản quan trọng, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Một số tôm/cá trưởng thành cũng thiếu một số enzyme thủy sản nhất định. Đó là lý do tại sao các enzyme thủy sản trong thức ăn có thể có lợi cho tất cả các giai đoạn tăng trưởng.

Các enzyme nội sinh được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của tôm/cá giúp phân hủy các phân tử hữu cơ lớn như tinh bột, cellulose và protein thành các chất đơn giản hơn.

Ứng dụng của enzyme thủy sản là một giải pháp cho tình trạng tỷ lệ chết cao ở ấu trùng động vật thủy sản. Đường ruột của ấu trùng động vật thủy sản ngắn hơn và tương đối kém phát triển so với đường ruột của con trưởng thành. Việc bổ sung enzyme thủy sản cho ấu trùng là cần thiết.

co-che-hoat-dong-cua-enzyme-thuy-san

Cơ chế hoạt động của enzyme thủy sản (Nguồn: UV-Vietnam)

Mặc dù tôm có cơ quan để tiết ra các enzyme tiêu hóa hầu hết các thức ăn mà chúng ăn vào, tuy nhiên đường ruột của tôm lại ngắn nên chúng cần ăn loại thức ăn tiêu hóa nhanh như đạm trong môi trường được tăng cường acid hữu cơ và enzyme protease ưa acid.

Hơn nữa, khả năng tiêu hóa tảo của tôm cũng rất hạn chế, nếu không có những enzyme thủy sản tăng cường trong thức ăn. Khi cho tôm ăn đạm có nguồn gốc thực vật như bã dầu nành, bã dầu phộng… tôm sẽ thải hết thức ăn nguyên vẹn theo phân ra ngoài do không thể tiêu hóa được.

Nguyên nhân là do các chất kháng dinh dưỡng có trong các thực vật này. Đây là một chất rất giàu phosphate bổ dưỡng cho tôm, nhưng thiếu enzyme phytase, nó sẽ không được tiêu hóa, thải ra môi trường ao, chất phosphate này là nguyên nhân chính làm bùng phát tảo lam và tảo dị dưỡng ở tháng cuối vụ.

Nếu thêm vào thức ăn, enzyme phytase một số lượng hợp lý, người nuôi có thể yên tâm cho tôm ăn đạm nguồn gốc thực vật. Hơn nữa, hiện bột cá thường ít được sử dụng trong thức ăn thủy sản do sự khan hiếm nguyên liệu và chi phí cao; điều này đã khuyến khích các nhà sản xuất tìm cách nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn bằng cách bổ sung enzyme, tìm ra các chất thay thế phù hợp cho bột cá.

Các yếu tố quyết định việc sử dụng enzyme thủy sản là do sự gia tăng nhu cầu về chất lượng thực phẩm hạt cho tôm và cá; tìm kiếm các nguồn thực phẩm thay thế với giá trị dinh dưỡng tốt hơn. Từ đó giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận và đặc biệt là vẫn đảm bảo các yếu tố bền vững đối với môi trường nuôi.

cong-dung-cua-che-pham-EM-trong-nuoi-tom

Bổ sung enzyme thủy sản giúp tăng cường khả năng tiêu hóa của tôm (Nguồn: Internet)

Mục đích chính của việc sử dụng enzyme thủy sản trong thức ăn là để cải thiện tiêu hóa. Các quá trình tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn và kết quả thể hiện ở hiệu suất sử dụng thức ăn cải thiện nhờ cung cấp thêm các enzyme. Hơn nữa, động vật thủy sinh thiếu enzyme tiêu hóa nhất định trong giai đoạn mới phát triển hoặc trong suốt đời sống của chúng.

Bổ sung enzyme thủy sản trong thức ăn cho tôm cá sẽ giúp:

  • Tăng cường tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo và đạm;
  • Cải thiện giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh Nitơ của chế độ ăn;
  • Giảm độ nhớt trong tiêu hóa; Tăng lượng thức ăn ăn vào, hệ số thức ăn và tăng trưởng;
  • Giảm thải ammoniac; Cải thiện khả năng tiêu hóa dinh dưỡng;

Các enzyme thủy sản nội sinh được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của tôm và cá giúp phá vỡ các phân tử hữu cơ lớn như tinh bột, cellulose và protein thành những chất đơn giản hơn. Quá trình tiêu hóa carbohydrate cải thiện bằng cách sử dụng enzyme từ vi khuẩn.

Bổ sung các enzyme carbohydrate ngoại sinh vào thức ăn làm tăng việc sử dụng các carbohydrate trong chế độ ăn không có sẵn. Một lượng lớn các polysaccharide không phải tinh bột (NSP) như cellulose, xylan và mannan làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thành phần thực vật.

Enzyme thủy sản trong đường ruột để tiêu hóa các loại carbohydrate này không được sản sinh bởi hầu hết các động vật. Về cơ bản, enzyme thủy sản nên được bổ sung hàng ngày, ít nhất một cữ/ngày trong quá trình nuôi cá tôm để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như phân trắng, đường ruột đứt khúc, sình bụng ở cá…

Ngoài ra, với các trường hợp dưới đây có thể bổ sung enzyme thủy sản và tăng liều lượng và liên tục:

  • Giai đoạn còn nhỏ. Khi đường ruột đứt khúc, lỏng lẻo.
  • Kém ăn, giảm ăn, tiêu hóa kém.
  • Giai đoạn sử dụng kháng sinh trong chu trình nuôi.
  • Giai đoạn sau khi hết bệnh.
  • Chậm lớn.
  • Điều kiện môi trường bất lợi.
  • Nuôi mật độ cao (hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường).
  • Vùng xung quanh bị dịch bệnh.

Các enzyme thủy sản thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm protease, amylase, lipase, esterase, cellulase, xylanase và urease. Chúng được sử dụng vì chúng có thể làm tăng sự sẵn có của các chất dinh dưỡng, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của tôm/cá nhanh hơn.

6.2. Xử lý môi trường

Việc bổ sung enzyme thủy sản bằng cách đưa vào nước hoặc rải trên bề mặt đáy ao sẽ giúp phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ trong ao nuôi. Nhiều enzyme thủy sản đã được sử dụng trong nuôi tôm và cá qua một số năm trước.

loại-bo-khang-sinh-va-vi-khuan-bang-khang-sinh-trong-nuoc-nuoi-tom

Enzyme có khả năng xử lý môi trường nếu ao nuôi gặp các điều kiện bất lợi (Nguồn: Internet)

Mỗi enzyme có phản ứng đặc trưng riêng cho mỗi kiểu xúc tác của nó; ví dụ: enzyme Protease có khả năng thủy phân các protein không hòa tan; Cellulase xúc tác bẻ gãy hợp chất Cellulose; Beta-Glucosidase xúc tác để thủy phân và giảm cấp sinh học các Beta-Glucosides có mặt trong các mảnh vỡ thực vật; lipase xúc tác cho các chất béo.

7. Tổng hợp các loại Enzyme thủy sản và chức năng cụ thể

7.1. Enzyme thủy sản cho ăn

Phytase

Tối ưu hóa phospho. Phospho là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng. Tuy nhiên, phần lớn phospho được liên kết dưới dạng phytate (40 – 80%), nhiều loài động vật không thể phân hủy phytate. Vì vậy phytase giúp xúc tác giải phóng phospho từ phytate, làm cho lượng phospho gia tăng đáng kể.

Bổ sung enzyme phytase vào thức ăn còn giúp cải thiện tiêu hóa protein và acid amin bằng cách phá vỡ phức hợp phytate-lipid.

Protease

Tối ưu hóa protein. Protease giúp phá vỡ chuỗi protein dài thành các protein ngắn, peptit và acid amin giúp các loài thủy sản dễ tiêu hóa hơn. Protease giúp tăng cường sức đề kháng, tăng hấp thu dinh dưỡng, thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ phục hồi sau giai đoạn điều trị bệnh và giảm lượng chất thải tích tụ trong ao.

Cacbohydrate

Tối ưu hóa cacbohydrate. Cacbohydrate là nguồn năng lượng chính của nhiều động vật thủy sản. Cacbohydrate được sử dụng trong NTTS gồm amylase, chitinase, cellulase và xylanase. Amylase phân hủy các đường đa phân tử (polysaccharides) và tinh bột trong thức ăn giúp vật nuôi dễ hấp thụ.

Lipase

Tối ưu hóa lipid. Lipid đặc biệt quan trong trong giai đoạn đầu, giúp tăng tỷ lệ sống sót của ấu trùng thông qua việc hấp thụ lipid thích hợp.

Lipase phân hủy lipid bằng cách thủy phân acid béo và glycerol, giúp chuyển đổi chất béo từ dạng không hòa tan thành hòa tan để chúng được tiêu hóa và đồng hóa đúng cách. Từ đó giúp tăng sự hấp thụ lipid trong khẩu phần ăn trong suốt giai đoạn phát triển của vật nuôi.

7.2. Enzyme thủy sản xử lý môi trường

Trong quá trình điều chỉnh sinh học, enzyme đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy tốc độ các phản ứng sinh hóa học xảy ra trong nền đất và nước ao nuôi. Khi bổ sung enzyme vào nước ao hoặc phun (tạt) đều trên bề mặt đáy ao, chúng sẽ phân hủy nhanh chóng các hợp chất hữu cơ tích lũy trong quá trình nuôi, giúp hạn chế sự phát triển của tảo và khí độc sinh ra ở đáy ao.

Protease

Còn được gọi là peptidase hoặc proteinase, enzyme phân giải protein, các enzyme tiêu hóa này phân hủy protein thành các axit amin. Ngoài ra, chúng đóng một vai trò trong nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm phân chia tế bào, đông máu và chức năng miễn dịch.

Protease là một enzyme tiêu hóa ở dạ dày và tuyến tụy ở các dạng khác nhau như : Pepsin, Trypsin, Chymotrypsin,…Chúng có thể thủy phân các protein không tan, các protein có trong chất thải, để sản xuất các dung dịch đặc hoặc các chất rắn khô có giá trị dinh dưỡng cho cá hoặc vật nuôi.

Bên cạnh đó, protease có thể hỗ trợ phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, chất lơ lửng, xác tảo tàn, cải thiện độ trong của môi trường nước ao.

Amylase

Có lợi ích trong việc phân hủy các chất hữu cơ có nguồn gốc tinh bột từ thức ăn dư thừa, chất thải của động vật nuôi, các sản phẩm dùng trong hoạt động chăn nuôi cũng như nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện môi trường sống của các động vật nuôi, giảm nhớt khi nuôi ao bạt.

Về mặt dinh dưỡng, chúng giúp chuyển hóa carbohydrate, giúp phân giải tinh bột từ nguồn nguyên liệu thức ăn thành glucose cho cơ thể vật nuôi dễ dàng hấp thụ, giúp chúng tiêu hóa tốt và mau lớn.

Cellulase

Có khả năng “phá vỡ” phân tử cellulose có trong vách tế bào thực vật thành các monosaccharide (“đường đơn”) như beta-glucose, hoặc thành các polysaccharide ngắn hơn và oligosaccharide.

Hầu hết các loài động vật đều bị hạn chế về khả năng tiêu hóa chất xơ; chỉ trừ các loại ăn cỏ như bò, ngựa, cừu,…có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ cellulase được tạo ra bởi vi khuẩn cộng sinh trong dạ dày của chúng, chỉ có vài loài như mối mới có khả năng sản xuất cellulase để tiêu thụ chất xơ mà chúng nạp vào.

Do đó, việc bổ sung enzyme này giúp thủy phân chất xơ, carbohydrate có trong nguyên liệu thức ăn thành phân tử dễ hấp thụ cho tôm, cá và các động vật thủy sản khác, giúp hấp thu dinh dưỡng tốt, khỏe mạnh mau lớn.

Ngoài những lợi ích về tiêu hóa nếu trên, chúng còn có khả năng xử lý mạnh mẽ các chất hữu cơ có gốc thực vật như xác tảo tàn trong nước nuôi cũng như nước xả thải từ các hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cải thiện chất lượng nước đem đến môi trường sống trong sạch hơn cho con người cũng như các động vật nuôi.

Lipase

Là một loại enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân chất béo (lipid). Lipase đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tiêu hóa, vận chuyển và xử lý các chất béo trong chế độ ăn uống (ví dụ: triglyceride, mỡ, dầu). Enzyme này còn được dùng trong phân hủy chất béo, dầu mỡ trong công nghiệp, công nghiệp chế biến, xử lý chất thải.

Với các công dụng trên thì việc ứng dụng chúng vào hoạt động nuôi trồng thủy sản sẽ vô cùng hiệu quả. Bằng cách phân hủy các chất hữu cơ lơ lửng từ dầu mỡ, chất béo trong thức ăn thừa; phân, xác động vật thủy sản nuôi, môi trường nước ao nuôi sẽ được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó, enzyme này hỗ trợ tiêu hóa chất béo đối với động vật nuôi, cải thiện tỷ lệ sử dụng năng lượng của nguyên liệu thô thức ăn chăn nuôi dạng chất béo, giúp động vật nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng cường miễn dịch, cải thiện tăng trưởng.

Urease

Có vai trò thúc đẩy quá trình thủy phân urea thành NH3, cung cấp thành phần Nitơ cho cây trồng. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng phân hủy amoniac, nitrit, và nitrat do động vật thủy sản nuôi bài tiết, tránh tích tụ chất thải Nitơ gây độc trong nước ao. Chất này thường được dùng trực tiếp vào nước để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, trong các enzyme đơn còn chứa hoạt tính phụ của Xylanase, B-betaglutanse, Pectinase…rất cần thiết cho hoạt động phân hủy bùn bã hữu cơ cũng như rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của động vật nuôi.

Sử dụng enzyme thủy sản cắt tảo sẽ không gây sụp tảo đột ngột, không gây sốc động vật thủy sản. Lượng tảo tàn sẽ được enzyme phân hủy, tránh hiện tượng tôm ăn phải gây ra tình trạng khó tiêu hóa. Ngoài ra, enzyme còn giúp làm sạch đáy ao, giảm độ keo đục của nước, giúp sạch nhá, tẩy nhớt bám bạt, hạn chế được mầm bệnh.

8. Kết luận

Động vật thủy sản thường thiếu một số enzyme tiêu hóa quan trọng trong suốt chu kỳ nuôi. Việc bổ sung thêm enzyme thủy sản vào khẩu phần ăn hàng ngày nhằm:

  • Hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố kháng dinh dưỡng có trong thức ăn.
  • Cải thiện khả năng sử dụng các acid amin, năng lượng.
  • Giảm thiểu độc tố trong cơ thể động vật, giảm ô nhiễm môi trường…, Từ đó, cải thiện được thành tích nuôi thông qua việc rút ngắn thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột và giảm FCR.
  • Khi tôm có các vấn đề như ruột đứt khúc, lỏng lẻo, kém ăn, giảm ăn, tiêu hóa kém, chậm lớn nên sử dụng enzyme để cải thiện ngay.

Để nuôi trồng thủy sản thành công và bền vững cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thức ăn có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường cũng là yếu tố quan trọng. Vì thức ăn chiếm 50 – 60% chi phí trong nuôi thâm canh.

Do đó, sử dụng enzyme làm phụ gia thức ăn rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản ngày nay. Lợi ích kinh tế và xã hội của enzyme đã được khẳng định đặc biệt là nó vẫn đảm bảo các yếu tố bền vững đối với môi trường nuôi.

Đối với xử lý môi trường, enzyme thủy sản giúp giảm mạnh sự tích lũy mùn bã hữu cơ, thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ, giảm sự phát triển của tảo,… Một sản phẩm Enzyme bao gồm nhiều loại enzyme khác nhau sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình điều chỉnh sinh học trong quá trình cải thiện chất lượng đất và nước ao nuôi.

Bảng tổng hợp các loại enzyme thủy sản và chức năng của từng loại:

Loại EnzymeChức năng
Amylase
  • Phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải và xác tảo, giúp cải thiện môi trường.
  • Chuyển hóa carbohydrate, giúp vật nuôi dễ hấp thụ thức ăn.
Arabinase, PectinaseLàm suy giảm những yếu tố kháng dinh dưỡng, cải thiện mức độ năng lượng của động vật
MannanasePhân giải mannan và polysaccharid phi tinh bột (NSP)
Celluase
  • Phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải và xác tảo, giúp cải thiện môi trường.
  • Chuyển hóa carbohydrate, giúp vật nuôi dễ hấp thụ thức ăn.
KeratinaseGiúp phân giải lượng keratin
Lipase
  • Phân hủy các chất hữu cơ lơ lửng từ dầu mỡ, chất béo từ các chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải và xác tảo, giúp cải thiện môi trường.
  • Hỗ trợ tiêu hóa chất béo đối với động vật nuôi.
PhytaseTăng tính sinh khả dụng của phốt pho, khoáng vi lượng và protein trong thức ăn chăn nuôi.
Protease
  • Phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải và xác tảo, giúp cải thiện môi trường.
  • Phân hủy protein thành các axit amin, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh.
TannaseGiúp loại bỏ tannin
XylanasePhân hủy các đường đa phân tử và tinh bột trong thức ăn giúp vật nuôi dễ hấp thụ.
GalactosidaseTác động lên galactoside để giảm các yếu tố kháng dinh dưỡng
GlucosidaseTác động lên glucan (NSP) để giải phóng các chất dinh dưỡng
InvertaseGiúp chuyển đỏi sucrose thành glucose và fructose; giúp cải thiện mức năng lượng của động vật

Nguồn: tổng hợp từ Vinhthinh Biostađt, UV-Vietnam, Tép Bạc, Biogency, Thái Nam Việt, Vinmec và Wikipedia.


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.

Dark mode