Acid citric là gì? Ứng dụng Acid citric trong nuôi tôm

Tóm tắt ý chính

  • Acid citric có vai trò trong việc tăng hương vị sản phẩm, nhất là với các sản phầm nước giải khát cần độ chua, cân bằng lại độ ngọt của các loại nước khác.
  • Để góp phần hỗ trợ khả năng hoạt động của các enzym tiêu hoá và các lợi khuẩn trong đường ruột thì acid citric là vị cứu tinh tuyệt vời dành cho tôm nuôi thâm canh.
  • Vi khuẩn gây bệnh thường phát triển mạnh ở nơi có độ pH cao, trong khi vi khuẩn có lợi như Lactobacillus lại sinh sống ở pH thấp.
  • Vì thế khi bổ sung acid citric vào đường ruột qua thức ăn để điều chỉnh pH xuống dưới 3,5 thì sẽ hạn chế sự hoạt động của những vi khuẩn có hại và tăng cường sự hoạt động của vi khuẩn có lợi.
  • Đối với citric acid hoặc muối của chúng là loại acid hữu cơ được nghiên cứu nhiều nhất trong nuôi trồng thủy sản.

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cái tên Axit Citric trong bảng thành phần của các loại thực phẩm, sản phẩm dược mỹ phẩm hoặc hóa chất tẩy rửa,…

Vậy có bao giờ chúng ta thắc mắc Axit Citric là gì? Sử dụng Acid citric trong nuôi tôm mang lại hiệu quả như thế nào? Hãy cùng chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế tìm hiểu nhé!

1. Acid citric là gì?

Acid citric là một axit hữu cơ yếu có công dụng như là một loại chất bảo quản tự nhiên, tạo vị chua trong thực phẩm. Công thức hoá học của acid citric là C6H8O7.

Ở nhiệt độ phòng, acid citric thường tồn tại dưới dạng bột. Ngoài ra, acid này còn có thể tồn tại ở dạng khan hoặc dạng ngậm phân tử H2O (monohydrat)

2. Ứng dụng của acid citric trong các lĩnh vực

2.1. Acid citric trong thực phẩm

Acid citric có vai trò trong việc tăng hương vị sản phẩm, nhất là với các sản phầm nước giải khát cần độ chua, cân bằng lại độ ngọt của các loại nước khác.

acid-citric-giup-tang-huong-vi-san-pham

Acid citric giúp tăng hương vị sản phẩm

Ngoài ra, loại axit hữu cơ này có thể dùng như một chất bảo quản tự nhiên, chất ổn định, chống oxy hoá, đặc biệt là trong việc chế biến phô mai. Bên cạnh đó, acid citric còn có tác dụng điều chỉnh độ pH trong giai đoạn bia và rượu vang lên men.

Tìm hiểu thêm: Độ pH trong ao nuôi tôm và những điều cần biết

2.2. Acid citric trong nuôi tôm

  • Cân bằng lại độ pH trong ao nếu vượt ngưỡng cho phép
  • Giúp tôm chống stress trong những ngày thời tiết nắng nóng
  • Sử dụng acid citric để tẩy rửa bạt lót trong ao nuôi
  • Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại (các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh) tồn tại trong môi trường sống, trong thức ăn và trong cơ thể của động vật thủy sản, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn.

acid-citric-co-nhieu-cong-dung-co-ich-cho-nuoi-tom

Acid citric có nhiều công dụng có ích cho nuôi tôm

3. Vai trò của acid citric trong nuôi tôm

3.1. Ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh

Hệ thống đường ruột là bộ phận giúp tiêu hoá thức ăn rất quan trọng của loài tôm. Chúng có cấu tạo rất đơn giản nên dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt với chủng khuẩn vibrio phát triển mạnh trong môi trường bị ô nhiễm, thức ăn vào đường ruột tôm mà không tiêu hóa được nên gây ra các bệnh như lỏng ruột, bệnh phân trắng, phân đứt,…

Để góp phần hỗ trợ khả năng hoạt động của các enzym tiêu hoá và các lợi khuẩn trong đường ruột thì acid citric là vị cứu tinh tuyệt vời dành cho tôm nuôi thâm canh.

ung-dung-acid-citric-trong-nuoi-tom

Ứng dụng của acid citric trong nuôi tôm

Acid citric có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh cho tôm, đặc biệt là bệnh phân trắng và hoại tử gan tuỵ cấp do Vibrio harveyi gây ra.

Vi khuẩn gây bệnh thường phát triển mạnh ở nơi có độ pH cao, trong khi vi khuẩn có lợi như Lactobacillus lại sinh sống ở pH thấp. Vì thế khi bổ sung acid citric vào đường ruột qua thức ăn để điều chỉnh pH xuống dưới 3,5 thì sẽ hạn chế sự hoạt động của những vi khuẩn có hại và tăng cường sự hoạt động của vi khuẩn có lợi.

Tìm hiểu thêm: Nhiệt độ trong ao nuôi tôm và những lưu ý quan trọng

3.2. Cải thiện sự tiêu hoá, hấp thụ thức ăn và kích thích tăng trưởng

Đối với citric acid hoặc muối của chúng là loại acid hữu cơ được nghiên cứu nhiều nhất trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng acid citric có thể cải thiện sự tăng trưởng, khả năng sử dụng thức ăn và khoáng chất – đặc biệt là photpho.

Một nghiên cứu về tôm thẻ chân trắng chỉ ra rằng, ngoài việc cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn, acid citric còn có vai trò trong việc cải thiện sự sinh tồn, khả năng sống sót của tôm, đáp ứng miễn dịch và khả năng chống lại bệnh do Vibrio gây ra.

Bên cạnh đó, acid citric có khả năng duy trì độ cân bằng cho pH trong ao nuôi, giúp pH về ngưỡng lý tưởng, phù hợp. Nhất là khi thời tiết vào mùa nắng nóng, acid citric được rải xuống ao giúp tôm giảm stress hiệu quả và nhanh chóng.

Acid citric giúp tôm ăn ngon hơn và tận dụng được tối ưu chất dinh dưỡng trong thức ăn nhờ tăng khả năng hấp thụ cũng như sự cải thiện vị giác đối với thức ăn. Tuy nhiên nếu sử dụng với liều lượng cao sẽ bị phản tác dụng, sử dụng thức ăn sẽ bị suy giảm.

4. Kết luận

Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những tác dụng tích cực của acid hữu cơ có trong thức ăn của tôm. Đây là ứng của viên sáng giá có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, nuôi tôm là ngành nghề đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố, hoạt động cho ăn, mô hình nuôi. Thế nên việc sử dụng acid hữu cơ cho từng điều kiện môi trường là khác nhau. Vì thế, khi sử dụng acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản cần phải đúng liều lượng và phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi.


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.