Tôi đã đến với đầu tư chứng khoán như thế nào

Tóm tắt ý chính

  • Về câu chuyện của tôi đến với Chứng khoán này cũng khá đặc biệt và ngẫu nhiên, có thể hơi dài dòng một chút nhưng đó là điều mà tôi vẫn muốn chia sẻ đến các anh chị.
  • Buổi cà phê đó, Anh T đã kể và chia sẻ với tôi rất nhiều về Chứng khoán và Đầu tư chứng khoán, với tôi nó vừa là một điều lạ lẫm vừa khơi gợi trong tôi một sự tò mò vô cùng lớn.
  • Như cái tiêu đề tôi đặt, Cơ duyên nào đã đưa tôi đến với Khóa học đầu tư chứng khoán cho người chưa biết gì này, thú thật với các anh chị sau khi nghe tôi kể có lẽ các anh chị sẽ thấy rằng, khi chúng ta suy nghĩ rất nhiều về một điều trong một thời gian dài, rồi đến một ngày tự nhiên chúng ta sẽ gặp được nó và tôi gọi nó là cái Duyên.
  • Quay lại bài viết , tôi có chia sẻ với các anh chị về anh T là người đã dẫn tôi đến với Chứng khoán (CK) và Thị trường chứng khoán (TTCK).
  • Quay lại câu chuyện về buổi cà phê hôm đó, khi nghĩ lại câu chuyện này, tôi vẫn rất biết ơn anh T là người đã đưa ra cho tôi các lời khuyên bổ ích.

Bài chia sẻ của anh Ngô Quang Sơn trong cộng đồng đầu tư

1. Mở đầu

Tôi xin tự giới thiệu mình một chút, tôi là Ngô Quang Sơn mọi người có thể gọi tôi theo tên trên Cộng đồng là Sơn NQ. Tôi làm việc trong lĩnh vực thi công Cơ Điện và là một dân kỹ thuật chính gốc tốt nghiệp một trường Đại học về chuyên ngành kỹ thuật. Về tuổi tác, và một số thông tin liên quan đến cá nhân tôi xin được phép giữ cho riêng tôi.

toi-da-den-voi-dau-tu-chung-khoan-nhu-the-nao

Về câu chuyện của tôi đến với Chứng khoán này cũng khá đặc biệt và ngẫu nhiên, có thể hơi dài dòng một chút nhưng đó là điều mà tôi vẫn muốn chia sẻ đến các anh chị.

Đầu năm 2021 vào khoảng tháng 3 vừa rồi, trong một buổi cà phê với một người anh (tôi gọi anh là anh T) tại khu vực Cầu giấy – Hà nội, anh T là người đọc nhiều sách có hiểu biết rộng. Buổi cà phê đó, Anh T đã kể và chia sẻ với tôi rất nhiều về Chứng khoán và Đầu tư chứng khoán, với tôi nó vừa là một điều lạ lẫm vừa khơi gợi trong tôi một sự tò mò vô cùng lớn. Đó là lần đầu tiên tôi biết về Chứng khoán (CK).

2. Cơ duyên nào đã đưa tôi đến khóa học đầu tư chứng khoán cho người chưa biết gì

Như cái tiêu đề tôi đặt, Cơ duyên nào đã đưa tôi đến với Khóa học đầu tư chứng khoán cho người chưa biết gì này, thú thật với các anh chị sau khi nghe tôi kể có lẽ các anh chị sẽ thấy rằng, khi chúng ta suy nghĩ rất nhiều về một điều trong một thời gian dài, rồi đến một ngày tự nhiên chúng ta sẽ gặp được nó và tôi gọi nó là cái Duyên.

vi-sao-phai-dau-tu

Quay lại bài viết , tôi có chia sẻ với các anh chị về anh T là người đã dẫn tôi đến với Chứng khoán (CK) và Thị trường chứng khoán (TTCK). Và nối tiếp, tôi chia sẻ tiếp câu chuyện ngày hôm đó. Sau buổi cà phê hôm đó, tôi về nhà và dành rất nhiều thời gian để ngồi search google để tìm hiểu về CK & TTCK.

Wao! Đó là cảm xúc mà tôi có được, ngạc nhiên và thú vị. Phải nói thật sự với các anh chị là tôi không có một chút khái niệm dù là nhỏ nhất trong TTCK, một tờ giấy trắng, một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với tôi. Tuy nhiên, sự tò mò và khát vọng tìm kiếm một kênh đầu tư ấp ủ trong bản thân tôi bao năm nay đã thúc giục tôi. Đây là một cơ hội để thay đổi cuộc sống!

Tôi đã quyết định phải Action!

Như các anh chị cũng biết, điểm xuất phát của tôi là từ con số 0 tròn trĩnh. Vậy thì bắt đầu từ đâu? Bắt đầu như thế nào? Rất nhiều câu hỏi?

Và tôi đã bắt đầu như thế này, một chặng đường trải nghiệm mò mẫm bắt đầu. Quay lại câu chuyện về buổi cà phê hôm đó, khi nghĩ lại câu chuyện này, tôi vẫn rất biết ơn anh T là người đã đưa ra cho tôi các lời khuyên bổ ích. Tôi nhắn tin ngay cho anh T về ý định này, và nhận được 2 lời khuyên:

  • ” – Em mua ngay quyển sách: Đầu tư chứng khoán khôn ngoan khi bạn không phải “Cá mập”. Tác giả: Kevin J. Davey.
  • – Em mở tài khoản chứng khoán đi, miễn phí thôi!”

Tôi đã bắt đầu như thế đấy, vì không có một chút mindset gì về lĩnh vực CK & TTCK cả. Sau này khi tìm hiểu đủ lâu tôi được biết các Nhà đầu tư CK lâu năm gọi chúng tôi là các F0. Và câu chuyện trải nghiệm của tôi trong TTCK diễn ra từ tháng 03 năm 2021 đến cuối năm 2021 khoảng gần 9 tháng.

Trong 9 tháng mò mẫm trong TTCK, tôi thật sự hoang mang. Các anh chị phải hiểu là nó quá rộng, quá nhiều kiến thức, quá nhiều thuật ngữ…với một dân kỹ thuật thuần túy như tôi. Và đó là giai đoạn tôi mắc nhiều sai lầm, học được nhiều thứ, biết thêm nhiều điều…nhưng đến ngày hôm nay khi ngồi viết lại những trải nghiệm này, tôi vẫn phải thở phào và cảm thấy mình thật là may mắn, khi một tay chơi F0 mà không bốc hơi tài khoản. Tôi đã “Chơi CK” như đánh bạc.

Tôi đã dùng từ “Chơi” nhé các anh chị, vì tôi quán chiếu lại bản thân mình khi chúng ta đầu tư mà chẳng hiểu nó là cái gì? Tôi đánh giá về F0 – bản thân tôi cũng là một F0 – là liều lĩnh và không biết sợ, vì có biết gì đâu mà sợ.

Liều!! Giai đoạn 9 tháng mò mẫm trong thị trường, bỏ qua điều này tôi kể tiếp với các anh chị giai đoạn tôi thực sự tìm được chân lý mà người đã giúp tôi tìm được chân lý đó, anh chị thử đoán nhé!

Đến đầu tháng 12, tôi vẫn cứ loay hoay với hàng loạt các câu hỏi mà chưa tìm được câu trả lời:

  • Thị trường chứng khoán tạo ra lợi nhuận như thế nào?
  • Nếu mua rẻ bán đắt thì chẳng khác câu chuyện lá điều khô? Đỏ thì ngon, Đen thì thôi rồi.

Rất rất nhiều câu hỏi đặt ra???. Và tôi có lưu lại các khái niệm cơ bản, thuật ngữ về CK & TTCK… …..Và đến giờ tôi vẫn đang phải học về CK & TTCK. Ngay khi đang viết Post này.

Tôi cứ băn khoăn, trăn trở đủ thứ. Và vào một ngày đầu tháng 12 năm 2021 khi đi làm về, chắc đến đây các anh chị cũng có thể đoán ra người mang cho tôi cái cơ hội tiếp theo để có thể hiểu về CK & TTCK một cách rõ ràng đó là ai rồi, đúng không? Theo tôi nghĩ đó là cái Duyên!

Người mà cho tôi: “Hai bài học về đầu tư”, đó là vợ tôi. Nếu ai thích đọc tiểu thuyết thì sẽ hiểu cái cảm giác này của tôi, tôi gần như bắt được cái nơi mà có thể trả lời cho tôi những câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời! Và sau đó là hành trình chạy đua với thời gian để tích lũy, để tìm hiểu.

3. Vì sao tôi quyết định đầu tư và muốn đầu tư

Tại sao tôi lại làm điều này? Có một vài lý do.

Quay lại ĐTCK (phần 1): WHY – vì sao phải đầu tư?, Tôi mạn phép xin chia sẻ suy nghĩ và quan điểm cá nhân của tôi. Mọi thứ chỉ là quan điểm cá nhân, có điểm này điểm kia nhưng chỉ là để các anh chị tham khảo thêm một góc nhìn về vấn đề này.

cac-khai-niem-can-ban-trong-dau-tu

Tôi xin kể lại với các anh chị một câu chuyện, quay lại những năm 2004 – 2005 giai đoạn tôi bước vào giảng đường đại học, thời điểm đó có một sự kiện xảy ra là trong một buổi học tôi bị đau bụng và các bạn có đưa đến bệnh viện, bác sỹ khám và chẩn đoán là tôi bị viêm ruột thừa.

Thời điểm đó, công nghệ phẫu thuật còn lạc hậu, tôi đã phải nằm ở viện mất 2 tuần. Nghĩ lại thời điểm đó cũng rất có ích, vì tôi rảnh lại nhiều thời gian chẳng biết làm gì! Bạn bè đến thăm biết vậy mua giúp cho tôi vài quyển truyện, quyển sách đọc cho đỡ chán. Và đó chính là lúc tôi đọc “Cha giàu, Cha nghèo”, nói thật tôi đọc xong rơi rụng gần hết. Chỉ là gần hết thôi nhé, tôi chỉ nhớ được vài ý mà tôi quan tâm:

  • 1- Phân chia Kim tứ đồ (Sau tôi đi làm thì thuộc nhóm đi làm công)
  • 2- Chia thu nhập thành các lọ: Tiêu dùng sinh hoạt phí, Ma chay hiếu hỉ, Giáo dục, Du lịch, Tiết kiệm, Đầu tư (Ngày đó tôi cũng không hiểu gì đâu chỉ là thấy sách tác giả viết vậy thì mình làm theo)…đại loại là tôi làm như vậy, đơn giản theo cách mình nhận thức được.
  • 3- Đầu tư để tạo thu nhập thụ động, tự do tài chính. Không làm mà tiền có thể tự sinh ra. (Chính cái này là nền móng cho giai đoạn đầu tư năm 2015 và 2021 của tôi. Tôi sẽ chia sẻ điều này với các anh chị để các anh chị thấy nó ngô nghê như thế nào, nhưng lại là các bài học phải trả giá bằng tiền).

Đến đầu năm 2010, tôi tốt nghiệp và bắt đầu con đường đi làm thuê, thuộc một trong bốn nhóm của Kim tứ đồ. Tôi bắt đầu thực hiện chiến lược phân chia tiền theo các lọ như quyển “Cha giàu, cha nghèo” hướng dẫn, giống như đoạn trên tôi vừa giới thiệu. Giai đoạn đó thật sự khó khăn các anh chị ạ.

Vì sinh viên mới ra trường mức lương rất là thấp, chia vào 4 lọ: Tiêu dùng sinh hoạt phí, Ma chay hiếu hỉ, Tiết kiệm, Đầu tư là đã hết rồi. Nói chung tháng nào cũng thiếu, hoặc là rơi vào tình trạng giật gấu bá vai. Kiểu nó như thế này, vào những tháng cuối năm có rất nhiều đám cưới và đám ma thế là tôi tiêu hết của lọ đó rồi lại phải giật lọ Đầu tư & tiết kiệm để bù vì đám cưới và đám ma nhiều quá.

Nghe thì buồn cười nhưng thực tế là như thế. Sau này tôi mới suy nghĩ và nhìn lại vấn đề thực ra tôi làm không sai, nhưng tôi làm chưa đúng vì: TÔI CHƯA TÌM ĐƯỢC MỨC CHI PHÍ TỐI THIỂU CỦA BẢN THÂN VÀ THÊM NỮA LÀ THU NHẬP LẠI THẤP.

Tuy nhiên, sau này tôi vẫn duy trì việc quản lý tài chính cá nhân điều chỉnh chi tiêu, sửa sai từ những sai lầm trước và thu nhập cao hơn hồi đầu mới đi làm. Có nghĩa là tôi đã cùng lúc khắc phục được hai vấn đề :

  • Tìm được mức nhu cầu của bản thân.
  • Thu nhập cao hơn mức nhu cầu.

À! kết quả là đến năm 2015 tôi đã có tích lũy được một khoản tiền để đầu tư như cái điều thứ 3 mà tôi đọc được ở “Cha giàu, Cha nghèo”. Với khát khao là vừa đi làm vừa tạo ra thu nhập thụ động để đến một ngày tiền có thể tự tạo ra tiền cho mình. Lúc đó tôi hào hứng lắm! Tôi muốn bước sang và đứng thêm ở một ô khác của Kim tứ đồ.

(còn tiếp)


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.

Dark mode