Tại sao em bé gò trong bụng mẹ?

Tóm tắt ý chính

  • Em bé gò trong bụng mẹ còn gọi là cơn gò tử cung, chủ yếu xuất phát từ những cú đạp của bé yêu.
  • Hình ảnh cơn gò tử cung là bụng của mẹ sẽ bị méo hoặc bị cong sang một bên.
  • Cơn gò sinh lý còn được gọi là Braxton Hicks, thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ, hoặc sớm nhất là từ tháng thứ 4.
  • Đặc biệt, không giống với các cơn gò chuyển dạ, cơn gò Braxton Hicks không làm cổ tử cung bị giãn nở.
  • Khi cơn gò chuyển dạ thật xuất hiện cũng là lúc cổ tử cung mỏng và giãn nở ra để chuẩn bị cho giai đoạn “vượt cạn” của mẹ bầu.

Trong hành trình mang thai, chắc hẳn không ít lần mẹ cảm nhận được những con gò trong bụng của bé yêu. Vậy tại sao em bé bị gò trong bụng mẹ và hiện tượng này có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Em bé gò trong bụng mẹ – cơn gò tử cung là như thế nào?

Em bé gò trong bụng mẹ còn gọi là cơn gò tử cung, chủ yếu xuất phát từ những cú đạp của bé yêu. Hình ảnh cơn gò tử cung là bụng của mẹ sẽ bị méo hoặc bị cong sang một bên.

em-be-go-trong-bung-me-la-nhu-the-nao

Em bé gò trong bụng mẹ là như thế nào?

Mẹ cảm thấy tử cung co bóp, bụng cứng lại rồi sau đó chuyển sang trạng thái mềm như bình thường. Những cơn gò này xuất hiện chỉ khoảng 30-60 giây với tần suất 1-2 lần trong mỗi tiếng hoặc vài lần trong ngày.

2. Tại sao em bé gò trong bụng mẹ?

Em bé gò trong bụng mẹ có thể do các nguyên nhân như:

• Mẹ bầu bị căng thẳng, lo âu hay hạnh phúc: Vì trạng thái tinh thần của mẹ thay đổi có thể tác động lên thai nhi.

• Mẹ bị táo bón: Hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực làm ảnh hưởng đến tử cung, từ đó gây ra những cơn gò.

• Thai nhi phát triển: Khi thai nhi phát triển lớn hơn, tử cung của mẹ sẽ không còn đủ chỗ cho con thoải mái cử động. Vì vậy, đôi khi sẽ làm bụng mẹ gò lên một cục, méo bụng khi con di chuyển.

Ngoài ra, cơn gò tử cung còn xuất hiện khi mẹ bầu sắp sinh.

tai-sao-em-be-go-trong-bung-me-va-cach-xu-tri

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? 

3. Nhận biết các loại cơn gò tử cung thường gặp

Có 3 loại cơn gò co thắt ở tử cung thường gặp. Mỗi loại sẽ báo hiệu cho tình trạng thai kỳ khác nhau. Vì vậy mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh nhầm lẫn:

3.1. Cơn gò sinh lý (chuyển dạ giả)

Cơn gò sinh lý còn được gọi là Braxton Hicks, thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ, hoặc sớm nhất là từ tháng thứ 4. Cơn gò này xảy ra không thường xuyên và chỉ tăng dần tần suất và mức độ đau vào gần cuối thai kỳ. Đặc biệt, không giống với các cơn gò chuyển dạ, cơn gò Braxton Hicks không làm cổ tử cung bị giãn nở.

3.2. Cơn gò sinh non

Nếu cơn gò xuất hiện trước tuần 37 thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Cụ thể, cơn gò sinh non xuất hiện thường xuyên hoặc không kèm theo những dấu hiệu như: đau quặn bụng mức độ nhẹ, đau lưng âm ỉ, cảm thấy vùng chậu hoặc bụng dưới có áp lực, thay đổi loại dịch tiết âm đạo và vỡ ối sớm.

con-go-sinh-non

Cơn gò sinh non

3.3. Cơn gò chuyển dạ

Khi cơn gò chuyển dạ thật xuất hiện cũng là lúc cổ tử cung mỏng và giãn nở ra để chuẩn bị cho giai đoạn “vượt cạn” của mẹ bầu. Lúc này, các cơ co thắt xuất hiện ở mức tăng dần, lên đỉnh điểm rồi giảm dần. Tần suất xuất hiện của chúng khá đều và càng về sau càng rút ngắn thời gian diễn biến. Đặc biệt, theo thời gian, cơn gò chuyển dạ dần gia tăng đến mức độ đau dữ dội.

Dựa vào mức độ và thời gian của cơn gò có thể nhận biết 2 giai đoạn chuyển dạ:

• Chuyển dạ tiềm thời: Những cơn gò có mức độ nhẹ ở phần bụng dưới hoặc cổ tử cung căng cứng. Thời gian cơn gò từ 30-60 giây và lặp lại sau 3-5 phút. Sau đó tiếp tục gia tăng về mức độ đau và thời gian, kèm theo dấu hiệu cổ tử cung mở từ 1-4cm.

• Chuyển dạ tích cực: Các cơn gò chuyển dạ xuất hiện với tần suất nhiều, dày đặc và thời gian lâu hơn cùng với cảm giác đau dữ dội. Cổ tử cung lúc này có thể mở từ 4-10cm để chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.

Đồng thời, cơn gò tử cung chuyển dạ đi kèm với một số dấu hiệu sắp sinh như: có máu khi đi vệ sinh hoặc ra nhờn hồng ở âm đạo, rỉ hoặc vỡ ối, mẹ cảm thấy như em bé đang “đi” dần xuống phần dưới bụng.

Gò tử cung là cơn đau xuất phát từ 1 điểm góc của tử cung rồi dần lan rộng với cường độ và thời gian tăng dần. Trong khi thai máy xuất hiện từ tuần thai 17-20, là những cử động của thai nhi không mang tính lan toàn như cơn gò.

Thai nhi chạm vào bụng mẹ ở đâu thì mẹ sẽ cảm nhận rõ ở vị trí đó. Vì thế, mẹ cần phân biệt rõ cơn gò bụng khi mang thai và thai máy để có giải pháp xử trí thích hợp nhé!

4. Thai nhi gò cứng bụng, gò tử cung nhiều lần có nguy hiểm không?

Nếu dấu hiệu chỉ dừng lại ở mức những cơn gò nhẹ mà không đi kèm với các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đau lưng hay chuột rút thì mẹ hoàn toàn không cần lo lắng. Ngược lại, cơn gò làm mẹ đau dữ dội hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ nên thăm khám sớm.

5. Các biện pháp đối phó với tình trạng em bé gò trong bụng mẹ

Bên cạnh hiểu rõ tại sao em bé gò trong bụng mẹ, làm thế nào để giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi tình trạng này xuất hiện cũng được nhiều chị em quan tâm. Theo đó, mẹ có thể áp dụng các cách sau để xoa dịu các cơn gò tử cung:

• Đi bộ hoặc di chuyển, đu  đưa người.

• Ngâm mình trong bồn tắm hoặc dùng vòi sen.

• Nghe nhạc, ngồi thiền.

• Tập hít thở, tập các tư thế giảm bớt cơn đau.

• Thực hiện massage vùng lưng.

• Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ để tránh những cơn gò do tình trạng táo bón, căng thẳng gây ra. Đặc biệt, đừng quên kết hợp uống sữa bầu mỗi ngày để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé có hành trình thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi.

Nguồn: từ friso.com.vn

Dark mode