Có phải làm Digital Marketing là cần phải biết hết tất cả các mảng?

Tóm tắt ý chính

  • Câu trả lời mình nghĩ bạn nên đặt thêm 1 câu hỏi nữa với chính mình là điều gì khiến mình trở nên thích thú khi chọn vào nghành này.
  • Mình thích viết blog, mình thích ngồi design từng chiếc ảnh hay đơn giản là thấy sự nhảy nhót từng con số real time khiến mình thích thú khi thấy ai đó chạy quảng cáo.
  • Hãy bắt đầu với cái mình thích trước, làm nó và cố gắng tạo ra một kết quả hở nghĩ đến việc nó có hợp với mình hay là không.
  • Kiến thức rộng nhưng nên bắt đầu từ 1 mảng mình thấy mình có năng khiếu nhất và tạo ra kết quả.
  • Khi đến một lúc đạt tới giới hạn lúc đó cần những kiến thức xung quanh để support mình đi xa hơn, nên tìm hiểu những cái xung quanh cần để mình phát triển nhanh hơn mảng mình chọn.

Thật sự, Digital Marketing rất nhiều mảng và nhiều vị trí được open từ Content, Design, Advertising, SEO, SEM, Social Media, Data Analytics, Email Marketing, Inbound Marketing hay sâu hơn về Marketing Technology. Tuỳ theo từng loại hình công ty mà các vị trí, các phòng ban được hình thành nhiều dạng khác nhau.

Tổng quan về marketing thì rất là rộng. Bước chân vào ngành, thường rất dễ bị áp lực, hồi đó mình cũng tự đặt câu hỏi: Tất cả kiến thức đó không biết đến khi nào mình mới tìm hiểu nổi hết? Liệu mình có đang đi đúng hướng? Mình có chọn sai khi làm Digital Marketing mà làm lâu quá rồi vẫn không giỏi? Cái gì cũng biết, thực ra không biết gì… Thường chắc xảy ra nhiều với những bạn chuyển ngành.

lam-digital-marketing

Bài viết được chia sẻ với góc nhìn 1 người làm Digital Marketing, giúp các bạn open ra hơn, đỡ áp lực hơn khi vào nghề. Một vài mindset nên trang bị thêm cho mình.

1. Con đường mình chọn nên chọn chiều ngang hay chiều sâu sẽ tốt hơn?

Câu trả lời mình nghĩ bạn nên đặt thêm 1 câu hỏi nữa với chính mình là điều gì khiến mình trở nên thích thú khi chọn vào nghành này?

Mình thích viết blog, mình thích ngồi design từng chiếc ảnh hay đơn giản là thấy sự nhảy nhót từng con số real time khiến mình thích thú khi thấy ai đó chạy quảng cáo?

Nó chính là cái giúp mình có động lực khi gặp bất cứ khó khăn trên hành trình này – điều an ủi chính mình để mình cố gắng nhiều hơn và đừng từ bỏ.

Hãy bắt đầu với cái mình thích trước, làm nó và cố gắng tạo ra một kết quả hở nghĩ đến việc nó có hợp với mình hay là không?

Một bài content được nhiều người đón nhật – small win.

Một hình ảnh mình thiết kế được khách hàng cảm thấy thích thú, mình thấy vui và hào hứng muốn sáng tạo nhiều hơn – small win.

Hay là khi tạo ra được kết quả đó. Mình thấy ơ cũng bình thường, không có gì vui và vẫn thấy chán. Lúc đó hãy nghĩ đến việc chuyển mảng hay xa hơn là chuyển ngành.

2. Không hẳn làm Digital Marketing là phải biết hết tất cả, nên quan tâm đến những mảng nào hỗ trợ cho chuyên môn chính của mình

Kiến thức rộng nhưng nên bắt đầu từ 1 mảng mình thấy mình có năng khiếu nhất và tạo ra kết quả. Hình dung nhắc tới tên mình người ta sẽ nhớ đến mình chuyên về gì? Content hay Ads hay mảng nào đó.

Khi đến một lúc đạt tới giới hạn lúc đó cần những kiến thức xung quanh để support mình đi xa hơn, nên tìm hiểu những cái xung quanh cần để mình phát triển nhanh hơn mảng mình chọn. Sâu hơn nữa không dừng lại ở chuyên môn, những kiến thức liên quan đến quản lý con người, sort skill cũng tương tự.

Ví dụ: Bạn giỏi về ads nhưng nếu hiểu hơn về đặc tính content trên từng platform cần những gì? , phân tích các KPI chính cho mục tiêu ads hướng tới, kiến thức về IMC Plan, có góc nhìn về thiết kế thì chắc hẳn quảng cáo mà bạn thực hiện sẽ rất khác so với một bạn chỉ biết riêng về quảng cáo.

3. Kiến thức là vô tận – nên học, rồi thử rồi đúc kết lại thành case study cho chính mình.

Hạn chế nghĩ rằng mình đã đủ, vì kiến thức luôn có những cái mới, không có góc nhìn này thì có 1 góc nhìn khác tốt hơn. Mọi thứ luôn luôn thay đổi dù chỉ là 1 giây.

Mình thấy không riêng gì Digital Marketing đâu, nếu mình thấy mình giỏi có nghĩa bản thân đang gặp vấn đề. Tư duy nó sẽ cản trở luồng suy nghĩ mình lại và nâng cái tôi lên làm cho mình nghĩ học đến đó là đủ rồi, dẫn đến thiếu sự lắng nghe và học hỏi từ người khác.

Digital phát triển nhanh lắm, Facebook, Google, các kênh Social Media luôn update mỗi ngày để nâng cấp cho chính nền tảng đó được tốt hơn huống chi là bản thân mình là con người. Nên update chính mình mỗi ngày, mỗi ngày 1 tí cho dù chậm cũng được, dù ở bất cứ vị trí nào nếu không sớm thị muộn cũng sẽ bị đào thải.

Quan trọng hơn hết là biến kiến thức mình học được thành kiến thức của mình thông qua những việc mình làm. Ghi lại quy trình, các triển khai theo góc nhìn của mình từ những việc mình tạo ra được kết quả

Đúc kết: “Có giải pháp nào tốt hơn và tối ưu hơn không?”. Một câu nói mình luôn nhớ và nhẩm nhẩm trong đầu trên hành trình trưởng thành của mình.

Chúc các bạn chọn được hướng đi tốt nhất cho bản thân!

Nguồn bài viết: Nguyễn Duy đăng trên group Marketers Community vào lúc 00:24 – 29/06/2022


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.

Dark mode