Hiệu ứng Zeigarnik- tại sao chúng ta hay nhớ về những việc dở dang?

Tóm tắt ý chính

  • Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra lý do đó có tên gọi là hiệu ứng Zeigarnik, hoặc xu hướng nhớ những dở dang nhiều hơn những thứ đã hoàn thành.
  • Khi Zeigarnik ngồi trong một nhà hàng đông đúc ở Vienna, cô để ý rằng những nhân viên phục vụ thường nhớ rõ hơn về những đơn chưa thanh toán, nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc nhớ chi tiết chính xác những đơn đã thanh toán.
  • Cô phát hiện ra những người bị gián đoạn có khả năng nhớ những gì họ đã làm cao gấp đôi so với những người một mạch hoàn thành nhiệm vụ.
  • Trong một cuộc thử nghiệm khác, cô phát hiện ra rằng những người trưởng thành có khả năng nhớ những nhiệm vụ chưa hoàn thành nhiều hơn 90% so với những nhiệm vụ đã hoàn thành.
  • Sau đó những người tham gia được yêu cầu nhớ lại những từ trong trò chơi, họ cho thấy họ nhớ rõ hơn những từ mà họ chưa giải được.

Bạn đã bao giờ bị những ký ức về những công việc dở dang gián đoạn mạch suy nghĩ của mình hay chưa? Những ký ức đó có thể là về một dự án đang hoàn thành hoặc cốt truyện của cuốn tiểu thuyết bạn đang đọc dở. Có một lý do tại sao rất khó để ngừng suy nghĩ về những việc dở dang và bị gián đoạn. Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra lý do đó có tên gọi là hiệu ứng Zeigarnik, hoặc xu hướng nhớ những dở dang nhiều hơn những thứ đã hoàn thành.

Hiệu ứng Zeigarnik

Khi bạn bắt tay vào làm việc gì đó nhưng chưa hoàn thành, những suy nghĩ về công việc còn đang dang dở vẫn tiếp tục xuất hiện trong đầu bạn ngay cả khi bạn đã chuyển sang làm việc khác. Những suy nghĩ như vậy thôi thúc bạn quay trở lại và hoàn thành công việc mà bạn đã bắt đầu.

Đó là lý do tại sao bạn tiếp tục suy nghĩ về những cuốn sách bạn đang đọc. Hoặc tại sao bạn muốn chơi game đến khi phá đảo.

Các vở opera và phim truyền hình dài tập cũng tận dụng hiệu ứng này. Tập phim thường kết thúc khi những câu chuyện còn dang dở. Họ khiến người xem háo hức tò mò và người xem sẽ nhớ theo dõi tập tới để tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra.

Có lẽ bạn cũng đã từng trải qua hiệu ứng này khi còn đi học. Trước một kỳ thi, bạn sẽ nhớ lại những kiến thức mà bạn đang học.

Tuy nhiên, sau một kỳ thi, bạn thường không nhớ hết những điều đã học. Bởi vì bạn không còn sử dụng thông tin đó ngay lập tức khiến chúng đôi khi có cảm giác như đã bị xóa khỏi bộ nhớ của bạn.

Hiệu ứng này được phát hiện như thế nào?

Hiệu ứng Zeigarnik lần đầu tiên được quan sát và mô tả bởi một nhà tâm lý học người Nga tên là Bluma Zeigarnuk, học trò của nhà tâm lý học nổi tiếng Kurt Lewin.

Khi Zeigarnik ngồi trong một nhà hàng đông đúc ở Vienna, cô để ý rằng những nhân viên phục vụ thường nhớ rõ hơn về những đơn chưa thanh toán, nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc nhớ chi tiết chính xác những đơn đã thanh toán.

Nghiên cứu của Zeigarnik

Trong một loạt các thí nghiệm, những người tham gia được yêu cầu hoàn thành những nhiệm vụ đơn giản như luồn hạt vào dây, xếp hình và giải toán. Một nửa số người tham gia đã bị gián đoạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

nghien-cuu-cua-zegarnik

Nghiên cứu của Zeigarnik

Sau một giờ trì hoãn, Zeigarnik yêu cầu những người tham gia mô tả những gì họ đã làm. Cô phát hiện ra những người bị gián đoạn có khả năng nhớ những gì họ đã làm cao gấp đôi so với những người một mạch hoàn thành nhiệm vụ.

Trong một cuộc thử nghiệm khác, cô phát hiện ra rằng những người trưởng thành có khả năng nhớ những nhiệm vụ chưa hoàn thành nhiều hơn 90% so với những nhiệm vụ đã hoàn thành.

Các nghiên cứu ban đầu của Zeigarnik được mô tả trong một bài báo có tiêu đề “On Finished and Unfinished Tasks” được xuất bản năm 1927.

Nghiên cứu sâu xa, khám phá hiệu ứng

Trong những năm 1960, nhà nghiên cứu trí nhớ John Baddeley đã khám phá thêm vài phát hiện trong một thí nghiệm nọ.

Những người tham gia trong một khoảng thời gian nhất định phải giải một trò chơi đảo chữ. Khi hết thời gian mà người chơi không thể giải hết, họ sẽ được xem đáp án.

Sau đó những người tham gia được yêu cầu nhớ lại những từ trong trò chơi, họ cho thấy họ nhớ rõ hơn những từ mà họ chưa giải được. Điều này bổ trợ thêm vào phát hiện của Zeigarnik rằng, mọi người có khả năng ghi nhớ tốt hơn về những thông tin dở dang hoặc bị gián đoạn.

Những mâu thuẫn về hiệu ứng

Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều bổ trợ cho hiệu ứng này. Một số nghiên cứu đã không đưa ra hiệu ứng tương tự và các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của hiệu ứng Zeigarnik.

Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng động lực có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ thông tin của mọi người.

mau-thuan-ve-hieu-ung

Mâu thuẫn về hiệu ứng 

Hiệu ứng Zeigarnik bắt đầu đơn giản từ việc quan sát các nhân việc phục vụ giải quyết các đơn đặt hàng. Những nghiên cứu sau đó đã bổ trợ cho ý kiến rằng, trong một số trường hợp, chúng ta có xu hướng nhớ về những nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Mặc dù có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của hiệu ứng và sức mạnh của của nó, bạn vẫn có thể tận dụng hiệu ứng này. Bằng cách cố ý nghỉ giải lao trong khi đang làm một dự án, bạn có thể thấy rằng bản thân ghi nhớ tốt hơn những chi tiết quan trọng.

Nguồn: Nguyễn Văn Long đăng trên Group Facebook “Cộng Đồng Chia Sẻ – Nâng Tầm Kiến Thức (XGR)” vào lúc 19:32 ngày 22/04/2021