Giới thiệu quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn

Tóm tắt ý chính

  • Bài viết dưới đây, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến cho bà con cái nhìn tổng quan về quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn để bà con hiểu rõ hơn về cách thức nuôi tôm phổ biến này.
  • Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn là mô hình nuôi tôm cải tiến bao gồm 2 giai đoạn là ương giống và nuôi tôm thành phẩm.
  • tôm giống khi được mua về sẽ được nuôi trong ao ương đã qua xử lý nước, chăm sóc quản lý tôm giống y như ở các trại giống uy tín để tôm phát triển đồng đều khỏe mạnh.
  • Khi tôm giống đạt kích thước nhất định, bắt đầu chuyển tôm xuống các ao nuôi để nuôi giúp tôm tránh bị sốc môi trường.
  • Trong quá trình áp dụng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, bà con phải nắm rõ sức khỏe của tôm nuôi, thông số của các chỉ tiêu trong ao nuôi, bảo quản thức ăn, sử dụng hóa chất.

Nuôi tôm 2 giai đoạn là mô hình rất phổ biến ngày nay bởi giá trị kinh tế và năng suất cao mà chúng đem lại. Hiện nay ở một số nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng nuôi tôm 2 giai đoạn. Cách làm này có nhiều ưu điểm, như làm giảm rủi ro tài chính, rút ngắn thời gian nuôi, tăng sản lượng hàng năm. Bài viết dưới đây, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến cho bà con cái nhìn tổng quan về quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn để bà con hiểu rõ hơn về cách thức nuôi tôm phổ biến này.

1. Thế nào mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn là mô hình nuôi tôm cải tiến bao gồm 2 giai đoạn là ương giống và nuôi tôm thành phẩm. Người nuôi sẽ vừa ương tôm giống, sau đó chuyển trực tiếp sang nuôi tôm thành phẩm thay vì mua tôm ương trực tiếp về nuôi.

  • Giai đoạn 1: tôm giống khi được mua về sẽ được nuôi trong ao ương đã qua xử lý nước, chăm sóc quản lý tôm giống y như ở các trại giống uy tín để tôm phát triển đồng đều khỏe mạnh. Ao ương dùng để ương tôm giống, giúp tôm tập quen dần với môi trường ao nuôi, dễ chăm sóc, quản lý trong thời gian đầu, kiểm soát được lượng giống. Tùy theo thời gian ương tôm giống, thiết kế xây dựng ao ương, hệ thống mà cung cấp oxy cho phù hợp.
  • Giai đoạn 2 : Khi tôm giống đạt kích thước nhất định, bắt đầu chuyển tôm xuống các ao nuôi để nuôi giúp tôm tránh bị sốc môi trường. Tiến hành nuôi tôm theo quy trình tới khi thành phẩm và thu hoạch.

Mục đích trong việc áp dụng mô hình này đó là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại vào nuôi tôm, giúp hạn chế dịch bệnh, nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, bảo vệ hệ sinh thái, tránh gây ô nhiễm môi trường.

nuoi-tom-2-giai-doan

Nuôi tôm 2 giai đoạn

Trong quá trình áp dụng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, bà con phải nắm rõ sức khỏe của tôm nuôi, thông số của các chỉ tiêu trong ao nuôi, bảo quản thức ăn, sử dụng hóa chất. Bên cạnh đó bà con cần bổ sung thêm các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh.

2. Ưu điểm của mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn

Nuôi tôm 2 giai đoạn hiện đang được ứng dụng nhiều và được khuyến khích áp dụng bởi các ưu điểm như:

  • Tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm sinh trưởng nhanh
  • Tránh tình trạng tôm bị stress do khác biệt môi trường. Bởi lúc này tôm được chuyển từ bể ương ra với cùng 1 môi trường nên thuận lợi thích nghi và phát triển.
  • Cho phép bà con kiểm soát tốt được mật độ của tôm theo từng giai đoạn khác nhau. Thông qua đó mà bổ sung thức ăn chủ động, phù hợp, hiệu quả.
  • Ngăn ngừa tình trạng tôm nhiễm bệnh, chết sớm.
  • Năng suất cao hơn so với khi chưa áp dụng mô hình này, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho bà con.
  • Góp phần bảo vệ môi trường. Mô hình này gây ô nhiễm môi trường khi nuôi tôm tràn lan, thiếu khoa học hiện nay.
  • Đảm bảo an toàn tôm đủ tiêu chuẩn để người tiêu dùng an tâm tiêu thụ.

gioi-thieu-ve-quy-trinh-nuoi-tom-2-giai-doan

Giới thiệu về quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn

3. Cách áp dụng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn

Mô hình này gồm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 : Ương tôm giống trong ao ương

  • Ao ương được sên vét sạch bùn và đầm nén cho bằng phẳng, các góc ao được bo tròn.
  • Bón vôi CaCO3 với liều lượng tùy thuộc pH đất, phơi đáy ao khoảng 01 tuần.
  • Cấp nước vào ao ương từ ao lắng qua túi lọc, chạy quạt nước liên tục 3 – 4 ngày, mỗi ngày khoảng 4 tiếng để cho trứng các ấu trùng có trong nước nở hết, sau đó tiến hành diệt khuẩn, sau đó 2 ngày sau tiến hành gây màu nước.
  • Tiếp theo cấy vi sinh và tiến hành điều chỉnh các yếu tố môi trường cho phù hợp rồi chuẩn bị thả giống
  • Nước được cấp từ ao nuôi vào bể ương qua túi lọc, sau đó được xử lý trước khi ương tôm.

Giai đoạn 2: Chuyển tôm sang ao nuôi

Sau thời gian ương khoảng 20 ngày tuổi chuyển tôm sang ao nuôi. Trong quá trình nuôi luôn cố gắng duy trì màu nước và độ trong phù hợp (độ trong 30 – 40 cm, nước có màu nâu nước trà) để tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao tôm trong suốt quá trình nuôi.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi mà sử dụng thức ăn công nghiệp chứa độ đạm và kích cỡ thức ăn sao cho phù hợp với trọng lượng tôm tại thời điểm đó. Khi tôm được khoảng hơn 30 ngày tuổi, tiến hành bổ sung thêm thức ăn cho tôm, sử dụng thức ăn công nghiệp liều lượng 3 – 5% trọng lượng đàn tôm; bổ sung khoáng, vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn, giúp cho tôm tăng trọng nhanh, tăng sức đề kháng và phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm.

Thường xuyên kiểm tra trạng thái hoạt động, sức khỏe của tôm, kiểm tra các yếu tố môi trường của vuông nuôi như: pH, nhiệt độ, độ trong, độ kiềm,…; thường xuyên kiểm tra bờ bao, cống cấp và thoát nước để có biện pháp xử lý kịp thời; định kỳ 10 – 15 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường nước trong vuông nuôi.

Sau thời gian nuôi được 4 – 5 tháng, tôm đạt kích cỡ khoảng 30 – 40 con/kg thì tiến hành thu hoạch (có thể thu từ từ hoặc thu một lần).


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.

Dark mode