Cẩm nang nuôi tôm mùa mưa an toàn

Tóm tắt ý chính

  • Chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ hướng dẫn chi tiết cho bà con, qua đó bà con sẽ biết cách chủ động nuôi tôm mùa mưa đảm bảo an toàn.
  • Điều này sẽ không tốt cho tôm vì lột xác nhiều làm vỏ tôm bị mềm đi, đồng thời sức đề kháng của tôm cũng suy giảm và tôm dễ mắc bệnh.
  • Tóm lại khi trời mưa sẽ có hàng loạt các vấn đề xảy đến cho ao nuôi tôm, chẳng hạn như làm thay đổi các yếu tố của môi trường ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, tôm suy yếu dần và dễ nhiễm phải bệnh, dẫn đến chết hoặc chết đồng loạt.
  • Đảm bảo độ sâu của nước trong ao phù hợp khi nuôi tôm mùa mưa.
  • Vì vậy khi nuôi tôm mùa mưa bạn cần chú ý xả bớt lượng nước tầng mặt trong ao, đảm bảo duy trì mực nước thích hợp trong ao là 1,2 – 1,5m, không cao hơn.

Nuôi tôm mùa mưa chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng đối với bà con bởi lẽ đây là loài rất cần sự chăm sóc, nếu không nắm rõ phương pháp thì có thể khiến tôm chết hàng loạt. Vậy nuôi tôm mùa mưa như thế nào cho an toàn và giảm thiểu rủi ro. Chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ hướng dẫn chi tiết cho bà con, qua đó bà con sẽ biết cách chủ động nuôi tôm mùa mưa đảm bảo an toàn.

1. Những tác hại khi nuôi tôm mùa mưa

Trong mùa mưa, người nuôi tôm thường phải đối mặt với các vấn đề đáng lưu ý như sau:

  • Làm biến đổi đột ngột độ pH, nhiệt độ trong ao nuôi cũng như hàm lượng oxy hoà tan.
  • Tích tụ nhiều mùn bã hữu cơ, tăng nồng độ của các khí độc như H2S, NH3, NO2…Khi tôm nhiễm phải những khí độc này thì sẽ dẫn đến nguy cơ chết hàng loạt.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh có hại phát triển, khiến tôm nhiễm dịch bệnh và bắt đầu suy yếu, dễ chết.
  • Âm thanh ồn do mưa tạo nên khiến tôm sợ hãi, lập tức bơi xuống đáy ao để tránh né. Tuy nhiên, thường ở đáy ao chứa nhiều khí độc và chất bẩn, chất thải và mầm bệnh.
  • Khi trời mưa sẽ kích thích tôm lột xác nhiều hơn. Điều này sẽ không tốt cho tôm vì lột xác nhiều làm vỏ tôm bị mềm đi, đồng thời sức đề kháng của tôm cũng suy giảm và tôm dễ mắc bệnh.

cac-van-de-thuong-gap-khi-nuoi-tom-mua-mua

Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm mùa mưa

Tóm lại khi trời mưa sẽ có hàng loạt các vấn đề xảy đến cho ao nuôi tôm, chẳng hạn như làm thay đổi các yếu tố của môi trường ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, tôm suy yếu dần và dễ nhiễm phải bệnh, dẫn đến chết hoặc chết đồng loạt.

Vì thế nếu như bà con nắm rõ được các kỹ thuật và phương pháp nuôi tôm mùa mưa sẽ mang lại nhiều lợi ích. Thông qua đó bà con có thể biết được cách xử lý kịp thời, đảm bảo cho tôm sinh trưởng tốt, tránh các rủi ro nguy hại không đáng có.

2. Phương pháp nuôi tôm mùa mưa hiệu quả cao

Để tránh gặp những khi nuôi tôm trong mùa mưa, bà con chú ý như sau:

2.1. Cách đảm bảo nhiệt độ nước trong ao tốt

Mưa lớn kéo dài rất dễ tạo ra phân tầng nước, nước ngọt phía trên và mặn bên dưới. Từ đó gây cản trở oxy xuống tầng nước dưới, tôm dễ stress và nhiễm độc tính. Do đó bạn cần đảm bảo ổn định nhiệt độ nước trong ao tôm bằng cách tăng cường chạy quạt nước. Như vậy không chỉ tránh được phân tầng nước mà còn cung cấp đủ oxy cho tôm.

Tùy theo diện tích ao nuôi tôm cũng như mật độ thả tôm mà bạn lắp quạt nước với số lượng tương ứng. Lựa chọn vị trí lắp quạt phù hợp.

giai-phap-nuoi-tom-mua-mua

Giải pháp nuôi tôm mùa mưa

2.2. Đảm bảo độ sâu của nước trong ao phù hợp khi nuôi tôm mùa mưa

Khi thời tiết mưa chắc chắn sẽ khiến nước trong ao tăng lên, vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy khi nuôi tôm mùa mưa bạn cần chú ý xả bớt lượng nước tầng mặt trong ao, đảm bảo duy trì mực nước thích hợp trong ao là 1,2 – 1,5m, không cao hơn.

2.3. Xử lý khí độc phát sinh trong ao tôm

Các khí độc như H2S, NH3 hoặc NO2 sẽ phát sinh rất nhiều khi trời mưa lớn. Vì vậy khi phát hiện khí độc này tăng cao thì bạn cần xi phông đáy ao kết hợp tích cực chạy quạt đểbổ sung thêm lượng oxy hòa tan trong nước. Qua đó giúp giảm nồng độ khí độc xuống mức thấp, tránh gây ảnh hưởng đến tôm.

2.4. Cân bằng độ pH trong ao nuôi tôm

Thường thì nước mưa sẽ làm tăng axit trong nước và khiến cho pH trong nước ao giảm thấp. Để tránh giảm pH và ổn định độ pH trong ao khi nuôi tôm trời mưa thì bà con dùng vôi bột rải đều dọc bờ ao trước khi trời mưa. Liều lượng rải vôi tầm 10kg/1000m2. Còn nếu sau khi mưa thì bạn nên hoà vôi tạt xuống ao tầm 10 – 20kg/ha.

2.5. Cách kiểm soát độ kiềm

Độ kiềm không chỉ ảnh hưởng đến việc lột xác và sinh trưởng của tôm mà còn quyết định đến năng suất nuôi tôm. Vì thế vào trời mưa độ kiềm nước thấp thì bà con dùng vôi nóng bón hoặc vôi canxi CaCO3. Mỗi lần tăng độ kiềm chỉ tầm 10 mg/l là được.

2.6. Cung cấp đủ lượng oxy hòa tan

Để cung cấp đủ oxy trong mùa mưa, bạn liên tục chạy quạt nước. Đồng thời nên dùng thêm oxy viên đánh xuống ao khi trời mưa giúp  đảm bảo lượng oxy trong ao.

2.7. Cho ăn thức ăn phù hợp

Khi nuôi tôm mùa mưa bạn không nên cho tôm ăn. Như vậy giúp tránh được thức ăn dư thừa, ngăn chặn tảo lục phát triển, tránh pH nước ao bị dao động, tránh tôm bị mềm vỏ.

2.8. Xử lý tảo độc trong ao tôm

Nếu xuất hiện nhiều tảo trong ao nuôi tôm thì bà con tăng cường hệ thống quạt nước chạy liên tục cho tới khi trời hết mưa mà không cần phải cho tôm ăn. Ngoài ra có thể bổ sung thêm men tiêu hóa vào trong thức ăn của tôm để giúp tôm hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho tôm.

3. Kết luận

Nuôi tôm mùa mưa không đơn giản chỉ là bảo vệ tôm khỏi sự biến động của môi trường mà còn là giúp tôm thích nghi với sự thay đổi khí hậu đột ngột, sốc nhiệt và stress. Bởi lẽ mùa mưa thường diễn ra trong một giai đoạn khá dài, để tôm quen với thời tiết này thì bà con cần tập trung xử lý các yếu tố quan trọng trong ao nuôi tôm, kiểm soát các thông số ao nuôi đảm bảo chúng duy trì ở mức ổn định. Từ đó giúp sức đề kháng của tôm mạnh mẽ hơn, thích nghi và chống chọi với thời tiết cũng như nhiều sự biến động khác.


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.

Dark mode