Tóm tắt ý chính
- Với những người nuôi tôm lâu năm, một trong những hiện tượng gây đau đầu nhất đó là khí độc NH3 trong ao nuôi tôm xuất hiện làm tôm còi cọc, kém phát triển.
- Khí độc NH3 có trong ao một phần do sự bài tiết của tôm ra ngoài, nhưng nếu NH3 trong ao quá cao sẽ khuếch tán ngược vào máu, làm tăng pH máu, gây rối loạn các quá trình sinh lý bên trong, ức chế thần kinh, sự đào thải CO2, ức chế sự vận chuyển oxy, gây yếu và chết tôm.
- NH3 trong ao gây nguy hại cho tôm vì khi ở nồng độ cao, NH3 có thể làm hư gan, tuy và viêm ruột của tôm.
- Để tránh tình trạng xuất hiện khí NH3 trong ao nuôi tôm, người nuôi nên lưu ý đến những biện pháp thích hợp để kiểm soát nồng độ ở ngưỡng hợp lý.
- NH3 sinh ra chủ yếu do nguồn thức ăn đầu vào, thế nên điều chủ chốt để ngăn ngừa NH3 trong ao nuôi tôm là điều chỉnh chế độ cho tôm ăn thích hợp, hợp lý, không nên cho tôm ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa thức ăn và lãng phí.
Trong quá trình nuôi tôm, bà con hay phải đối mặt với các tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm cho tôm và thiệt hại về kinh tế nếu không may thất mùa. Với những người nuôi tôm lâu năm, một trong những hiện tượng gây đau đầu nhất đó là khí độc NH3 trong ao nuôi tôm xuất hiện làm tôm còi cọc, kém phát triển. Vậy NH3 là gì? Cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm như thế nào?
Để giúp bà con giải đáp các thắc mắc trên cũng như trang bị thêm nhiều kiến thức vững chắc nhằm bảo vệ tôm trước khí độc NH3, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến thông tin bổ ích qua bài viết dưới đây.
1. NH3 (Amoniac) là gì?
NH3 (Amoniac) là một hợp chất của nitơ và hydro. Đây là hợp chất vô cơ tồn tại ở dạng chất khí không màu, có mùi hăng và khai rất khó chịu. Trong tự nhiên, NH3 được dùng khá rộng rãi.
Công thức phân tử NH3
Nếu ở dạng đậm đặc, NH3 vừa có tính ăn mòn vừa nguy hiểm nên cần bảo quản nghiêm ngặt theo quy trình hoặc sử dụng đúng theo lượng cho phép. Trong công nghiệp, NH3 được bán dưới dạng khí hóa lỏng NH3 và dung dịch amoni NH4OH, và phải vận chuyển trong xe bồn chắc chắn.
2. Tính chất của NH3
- Amoniac thường tồn tại ở thể khí, không màu và có mùi khó chịu. Nếu nồng độ amoniac cao có thể gây tử vong.
- Amoniac rất phân cực. Do đó NH3 dễ dàng hoá lỏng.
- Dung dịch amoniac hòa tan các dung môi hữu cơ khác dễ hơn nước vì hằng số điện môi của nó thấp.
3. NH3 trong ao nuôi tôm được tạo ra từ đâu?
Khí độc NH3 có trong ao một phần do sự bài tiết của tôm ra ngoài, nhưng nếu NH3 trong ao quá cao sẽ khuếch tán ngược vào máu, làm tăng pH máu, gây rối loạn các quá trình sinh lý bên trong, ức chế thần kinh, sự đào thải CO2, ức chế sự vận chuyển oxy, gây yếu và chết tôm. Ngoài ra, lượng thức ăn dư thừa cũng dẫn đến nguy cơ xuất hiện khí độc.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các loại khí độc trong ao nuôi tôm
4. NH3 trong ao tôm ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
NH3 trong ao gây nguy hại cho tôm vì khi ở nồng độ cao, NH3 có thể làm hư gan, tuy và viêm ruột của tôm. Ngoài ra, chúng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, trao đổi chất, hệ miễn dịch và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như quá trình lột xác và tăng trưởng của tôm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra những hậu quả khó lường.
Nguyên nhân khí độc xuất hiện một phần là do thức ăn thừa
5. Cách phòng tránh khí độc NH3 trong ao tôm
Để tránh tình trạng xuất hiện khí NH3 trong ao nuôi tôm, người nuôi nên lưu ý đến những biện pháp thích hợp để kiểm soát nồng độ ở ngưỡng hợp lý. Dưới đây là các gạch đầu dòng quan trọng để ngăn ngừa NH3
5.1. Đo thông số NH3 hằng ngày
Người nuôi tôm nên đo thông số NH3 mỗi ngày khi ao tôm bị bệnh hoặc khi hệ thống sục khí gặp vấn đề. Nếu ao nuôi tôm khoẻ mạnh thì có thể đo theo chu kỳ 1 tuần/lần. Nếu có điều kiện bà con nên gởi mẫu đến phòng thí nghiệm để có độ chính xác cao hơn nhằm ngăn ngừa sự tích tụ amonia
5.2. Kiểm soát chế độ ăn của tôm
NH3 sinh ra chủ yếu do nguồn thức ăn đầu vào, thế nên điều chủ chốt để ngăn ngừa NH3 trong ao nuôi tôm là điều chỉnh chế độ cho tôm ăn thích hợp, hợp lý, không nên cho tôm ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa thức ăn và lãng phí.
Tỷ lệ cho tôm ăn phải tính toán đến mật độ tôm trong ao và mục tiêu tăng trưởng mỗi ngày. Chế độ cho ăn cần đáp ứng đến nhu cầu sinh trưởng của tôm và sức chứa của môi trường nước, đáy ao nhằm tránh cho ăn quá nhiều làm tích tụ NH3 trong nước.
5.3. Ổn định độ kiềm
Độ kiềm là khả năng đệm pH của nước hay nói cách khác là khả năng trung hoà axit của nước. Độ pH dao động tối đa không được vượt quá 0,5 trong ngày.
Phải duy trì độ pH ở ngưỡng ổn định vì nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tốc độ phát triển của tôm. Ngưỡng lý tưởng của độ kiềm dao động từ 120-200 ppm.
Tìm hiểu thêm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm, hệ đệm quan trọng nhất trong ao nuôi
5.4. Ổn định độ pH
Độ pH là một yếu tố quan trọng của quá trình ion hóa amoniac, quyết định độc tính của chính nó. Độ pH của nước trong ao phải được duy trì ở mức tối ưu khoảng từ 7,5 – 8,5.
5.5. Kiểm soát độ mặn
Độ mặn ảnh hưởng đến cường độ ion của trong nước và cũng quyết định độc tính của bản thân amoniac. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng độ mặn tác động đến sự tăng trưởng và khả năng chống chọi độc tính của NH3 của các vật nuôi. Do đó, bà con nên kiểm soát độ mặn trong ao trong khoảng từ 25 – 35 ppt là thích hợp.
5.6. Oxy hòa tan
Lượng oxy hòa tan có thể giúp quá trình nitrat hóa diễn ra suôn sẻ, đây là quá trình rất quan trọng để loại trừ độc tính amoniac khỏi nước. Quá trình nitrat hóa cân bằng nồng độ amoni, nitrat và nitrit để tôm phát triển tốt hơn. Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp để ngăn chặn sự tích tụ amoni là > 5 ppm.
6. Cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm
Nếu trong trường hợp NH3 trong ao nuôi tôm đã vượt quá ngưỡng tối đa và tôm xuất hiện các dấu hiệu bất thường về hoạt động cũng như thể chất, thậm chí chết thì bà con nên tiến hành các hoạt động sau:
NH3 là gì? Cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm
6.1. Thay nước trong ao
Một trong những cách để giảm nồng độ amonia trong ao nuôi tôm là pha loãng nước, thường là thông qua thay nước. Điều này không chỉ làm giảm nồng độ NH3 mà còn tạo ra một môi trường tốt hơn cho tôm.
Bạn có thể thay nước hàng ngày từ 10 đến 40 phần trăm tổng lượng nước cho đến khi nồng độ amonia đạt mức an toàn.
6.2. Tăng tốc độ nitrat hóa
Để ngăn chặn sự tích tụ amoniac, người nuôi tôm có thể tăng tốc độ nitrat hóa bằng cách thêm vi khuẩn từ các sản phẩm thương mại. Khuyến khích bà con nên dùng các sản phẩm có chứa chủng Pseudomonas, Bacillus vì có khả năng nitrat hóa và phản nitrat hóa, giúp xử lý triệt để nitơ hơn mà không tạo ra độc tố khác.
6.3. Tăng độ kiềm góp phần xử lý NH3 như thế nào?
Một nguyên nhân làm tăng NH3 có thể là do độ pH dao động, gây ra bởi độ kiềm thấp. Nếu độ kiềm thấp, thêm khoảng 12,5 ppm các hợp chất bicacbonat như CaO, CaCO, CaMg (CO3) hoặc NaHCO vào nước cứ hai đến ba ngày một lần cho đến khi độ kiềm đạt đến phạm vi tối ưu là 120 đến 200ppm.
6.4. Xử lý NH3 trong ao nuôi tôm bằng men vi sinh
Bà con có thể cân nhắc bổ sung men vi sinh để tôm có thêm sức đề kháng. Các lợi khuẩn sẽ cạnh tranh và ức chế mầm bệnh, khiến chúng hạn chế sinh sản. Các chế phẩm sinh học thường được sử dụng trong nuôi tôm là khuẩn Bacillus sp, Lactobacillus sp,…
Giải pháp khống chế khí độc trong ao tôm
6.5. Xi phông đáy ao giúp giảm NH3 rất tốt
Amoniac xuất hiện trong nước do các chất hữu cơ phân hủy, lắng xuống dưới dạng bùn ở đáy ao. Hút bùn là biện pháp có thể loại bỏ thức ăn thừa hoặc bất kỳ chất hữu cơ nào trong đáy ao. Điều này làm giảm nồng độ amoniac và ngăn ngừa sự tích tụ thêm do vi sinh vật phân hủy.
6.6. Duy trì các thông số quan trọng của nước
Sự tích tụ khí NH3 có thể được ngăn ngừa bằng cách duy trì các thông số quan trọng của nước như độ kiềm, độ pH, độ mặn và hàm lượng oxy hòa tan. Khi phát sinh NH3 sẽ có những biện pháp đối phó bao gồm tăng tỷ lệ nitrat hóa và độ kiềm, bổ sung chế phẩm sinh học, duy trì chế độ cho ăn hợp lý và xi phông đáy ao.
7. Một số thiết bị đo NH3 có trên thị trường
- Máy đo khí NH3 cầm tay
- Bộ test kit đo NH3
- Cảm biến khí NH3
8. Kết luận
Để giải quyết một vấn đề thì bà con nên hiểu rõ bản chất của chúng. Từ đó chủ động ngăn ngừa từ sớm khi khí độc chưa nhiều bằng cách định kỳ cải tạo ao nuôi và sử dụng các chế phẩm vi sinh, kiểm soát tốt nguồn thức ăn và nuôi mật độ phù hợp với diện tích ao nuôi.
Nhìn chung, ngoài những yếu tố về chất lượng ao thì khí độc xuất hiện chủ yếu do chính thức ăn của tôm. Vì thế bà con nên cố gắng kiểm soát tốt vấn đề này, cho tôm ăn hợp lý để phòng ngừa và đem lại hiệu quả cao trong nuôi tôm.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com
Mr. Know xin chân thành cám ơn.
ao nhà tôi có hiện tượng tôm nổi đầu nhẹ, có phải do nhiễm độc không?
ao nuôi nhiễm NH3 là nhiễm luôn NO2 đúng không ad?
ao nuôi nhiễm NH3 là nhiễm luôn NO2 đúng không ad?
ao nhà tôi có hiện tượng tôm nổi đầu nhẹ, có phải do nhiễm độc không?