Cách diệt cá tạp trong ao nuôi tôm

Tóm tắt ý chính

  • Muốn diệt cá tạp trong ao nuôi tôm thì bà con cần lưu ý lựa chọn biện pháp hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nước.
  • Trong bài viết dưới đây, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến những nguyên nhân và cách diệt cá tạp trong ao nuôi tôm nhanh chóng và hiệu quả để giúp bà con yên tâm hơn trong quá trình nuôi trồng của mình.
  • Trong trường hợp các loài cá tạp có mật độ quá cao, số lượng tôm trong ao sẽ xuống thấp hơn cả các loài tạp này gây nguy hiểm rất lớn đến vụ nuôi vì bà con có thể sẽ không phát hiện thấy bởi vì lượng thức ăn trong ao vẫn được hấp thụ bình thường.
  • Khi diệt cá tạp trong ao nuôi tôm cần quan tâm đến 2 giai đoạn là trước khi thả giống và khi đã thả tôm trong ao.
  • Đồng thời giúp ức chế các vi sinh vật gây bệnh, làm sạch nước ao nuôi đồng thời giúp giảm hình thành khí độc trong nướ, cân bằng lại hệ sinh thái ao nuôi thay vì sử dụng Chlorine có thể tiêu diệt cả các vi sinh vật có lợi bên cạnh các loài tạp và vi khuẩn gây hại.

Muốn diệt cá tạp trong ao nuôi tôm thì bà con cần lưu ý lựa chọn biện pháp hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nước. Trong bài viết dưới đây, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến những nguyên nhân và cách diệt cá tạp trong ao nuôi tôm nhanh chóng và hiệu quả để giúp bà con yên tâm hơn trong quá trình nuôi trồng của mình.

1. Nguồn gốc cá tạp trong ao nuôi tôm

Trứng cá tạp và các loài sinh vật bên ngoài xâm nhập vào ao tôm trong quá trình cải tạo ao và nạo vét đáy như bón vôi, phơi nắng. Ngoài ra có số ít loài giáp xác trú ẩn lại trong các hang hốc quanh bờ của ao nuôi như các loài cua, còng… gây nên tác động xấu đến chất lượng sống của tôm.

2. Tại sao phải diệt trừ cá tạp trong ao nuôi tôm?

Các loài cá tạp trong ao nuôi tôm sẽ cạnh tranh môi trường sống và thức ăn với tôm. Sau một thời gian nếu như mật độ các loài cá tạp này cao hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, làm tôm bị còi cọc, kém phát triển vì bị thiếu chất dinh dưỡng.

Trong trường hợp các loài cá tạp có mật độ quá cao, số lượng tôm trong ao sẽ xuống thấp hơn cả các loài tạp này gây nguy hiểm rất lớn đến vụ nuôi vì bà con có thể sẽ không phát hiện thấy bởi vì lượng thức ăn trong ao vẫn được hấp thụ bình thường.

diet-tru-ca-tap-trong-ao-nuoi-tom-la-dieu-rat-quan-trong

Diệt trừ cá tạp trong ao nuôi tôm là điều rất quan trọng

Theo nghiên cứu, các loài cá tạp được xem là sinh vật trung gian lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm như nấm, virut,… Các bệnh hay gặp ở tôm như bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng thì tác nhân của chúng hầu hết đều thông qua vật chủ trung gian. Chính loài trung gian này đang sống chung môi trường với tôm, chúng sẽ làm tăng tốc độ lây nhiễm cũng như khả năng nhiễm bệnh cũng cao hơn.

Ngoài ra những loài tạp khác như ốc, hến, trai, hàu có sở thích ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat dẫn đến độ kiềm của môi trường bị giảm xuống thấp. Khi thiếu kiềm, quá trình lột xác của tôm sẽ bị ảnh hưởng. Các khoáng chất trong môi trường nước lúc này bị hao hụt để giúp tôm hồi phục, dẫn đến tôm yếu ớt và không còn đủ sức chống chọi với xâm hại của các sinh vật và mầm bệnh nguy hiểm bên ngoài.

3. Cách diệt cá tạp ao nuôi tôm hiệu quả

Khi diệt cá tạp trong ao nuôi tôm cần quan tâm đến 2 giai đoạn là trước khi thả giống và khi đã thả tôm trong ao:

3.1. Trước khi thả tôm

  • Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống bằng cách bón vôi và phơi đáy để diệt trừ các loại cá tạp còn sót lại trong ao.
  • Khi cấp nước vào ao bà con nên sử dụng màng lọc để giữ lại những loài sinh vật nhỏ, ấu trùng, cá tạp bên ngoài xâm nhập vào ao.
  • Duy trì hệ thống chạy quạt nước từ khoảng 03 ngày, đây là thời gian chờ thích hợp để trứng, ấu trùng nở rồi bắt đầu dùng Clorine để tiêu diệt cá tạp và các loài giáp xác khác hiệu quả
  • Tiếp tục cho chạy quạt trong ao thêm khoảng 10 ngày để hạ lượng Clorine trong ao xuống.
  • Sử dụng men vi sinh để gây màu nước và cân bằng tảo hiệu quả. Đồng thời giúp ức chế các vi sinh vật gây bệnh, làm sạch nước ao nuôi đồng thời giúp giảm hình thành khí độc trong nướ, cân bằng lại hệ sinh thái ao nuôi thay vì sử dụng Chlorine có thể tiêu diệt cả các vi sinh vật có lợi bên cạnh các loài tạp và vi khuẩn gây hại.

cach-diet-ca-tap-trong-ao-nuoi-tom

Cách diệt cá tạp trong ao nuôi tôm

3.2. Khi có tôm trong ao

Khi đã thả tôm vào ao thì tuyệt đối không sử dụng Clorine vì hóa chất có hoạt tính mạnh có nguy cơ gây chết tôm.

Sau khi đã cho tôm vào ao và bắt đầu nuôi, có thể sử dụng bột bã trà (Saponin) giúp ức chế hô hấp các loài sinh vật máu đỏ sống dưới nước. Tôm sẽ không bị ảnh hưởng bởi tôm là loài máu xanh.

Thông thường Saponin dùng để diệt cá tạp nên bà con sử dụng thêm vi sinh làm sạch nước để phân hủy chất thải hữu cơ, ức chế các sinh vật gây hại và làm sạch nước ao  hiệu quả.

Ngoài ra, còn một loại thuốc đó là dây thuốc cá hay được trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu để lấy rễ, phơi khô và chế biến thành dạng bột để sử dụng. Rễ dây thuốc cá có thành phần chính là Rotenon, có khả năng làm cho cá bị say để dễ bắt.

Bà con giã hoặc băm nhỏ rễ dây thuốc cá sau đó để vào trong ao để thuốc cá, cá bị say sẽ nổi lên. Dây thuốc cá còn được dùng để diệt sâu bọ, côn trùng, trừ sâu dùng trong cây trồng nông nghiệp.

Khi sử dụng dây thuốc cá để diệt cá tạp thì bà con cần lưu ý là hoạt chất Rotenon sẽ mất hoạt tính khi độ mặn trong ao quá cao. Vì vậy, đối với các vùng nước ngọt hoặc có độ mặn thấp thì mới nên dùng dây thuốc cá. Còn khi độ mặn cao thì nên sử dụng bã trà (Saponine), vì hoạt tính của saponine tăng khi độ mặn tăng.

Ao nuôi tôm phải cải tạo ao thật kỹ trước khi sử dụng cũng như sau khi sử dụng. Vì nếu để dư lượng thuốc còn lại có thể làm cho tôm chết. Vì vậy nên dùng dây thuốc cá tốt nhất là trước khi thả tôm vào ao để diệt cá tạp.


Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc các khiếu nại về bản quyền, xin vui lòng gởi thông tin vào địa chỉ email: knowalot.net@gmail.com

Mr. Know xin chân thành cám ơn.